Chiến-Lược Biển Đông
Home ] BảnĐồChiếnLươc ThămDòDầuKhí ] Nhìn BảnĐồ-Xem Vùng ĐQKT ] Tham-Luận Biển Đông ] Dự-Án Song-Tử ] Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào ] Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămDò VN ] [ Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai ] Sơ-Đồ Cho Ngư-Dân ] Biển Đông 74,000 năm trước ] TâySa HảiChiến ] HồHải & HảiChiến ] HảiĐồ Dâng Giặc ] TrươngVănLiêm-HQ5 ] Bản-Đồ Nước Triệu km2 ] Nước Việt Hình Chữ S ] Bản-Đồ Căn-Bản ] Hải-Giới Đông-Bắc ] Hải-Phận Việt-Khmer ] BaoToBienDong ] Quan-Điểm Cambodia ] Cảng & Đảo Chiến-Lược ] Chi-Tiet Kỹ Thuật (tiếp theo) ] Chi-Tiet Kỹ Thuật ] Công Hàm Bán Nước ] Giới Thiệu Sách Biên Giới ] Hải Phận Triệu Km2 ] Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp) ] Hải Phận Valencia ] TàiLiệu PhápLý ] Law of the Sea ] RVN WhitePaper75 ] Covington&Burling ] VN Sovereignty ] SRVN's View ] Taiwan Analysis ] HảiChiến TheoTrungCộng ] HoàngSa HảiChiến CTCT ] NguyễnNhã-NghiênCứu HoàngSa ]

Về Vùng Biển Sâu cho Thế-Hệ sau

Vũ-Hữu-San

Trung Cộng đã gia tăng nhiều hoạt động  liên quan đến Biển Đông. Chẳng hạn, họ chuẩn bị khởi động một siêu dự án mang tên “Vùng sâu Biển Đông”, nghiên cứu, khám phá Biển Đông...

Ngườt ta thường lưu-tâm khai thác vùng ven bờ, nhưng vùng biển sâu mới chính là khu-vực tích-tụ năng-lượng thiên-nhiên. Sau đây là một vài kiến-thức sơ-sài của cá-nhân người viết. Xin mời Quý vị đóng góp.

Bài này còn rất sơ sài trong dạng góp nhặt tài-liệu. Chúng tôi rất cảm ơn nếu có quý vị & quý bạn góp công sửa chữa. Xin chân-thành cảm-tạ (Email: vuhuusan@yahoo.com).

 

Đại-Cương về Biển Đông và Đông Tiến

            Nhìn vào bản-đồ Đông-Nam-Á XE "Đông-Nam-Á" , chúng ta thấy Biển Đông là một vùng biển lớn, gần như nội-địa, tuy vậy có  vùng trung-tâm rất sâu, diện-tích 895,400 sq. mi. bằng 4 phần 5 bề mặt của Địa-trung-Hải[1].  Nơi sâu nhất Biển Đông đo tới 5,016m, trong khi độ sâu trung bình của đáy biển trên thế giới (hầu hết ngoài đại-dương) chỉ vào khoảng 3.975 mét. Nếu so với đại lục thì chiều sâu của biển rất đáng kể vì chiều cao trung bình của các đại lục chỉ là 870 mét.

            Thành phần của rìa lục địa có 4 bộ phận chính: vùng ven bờ, thềm lục địa, dốc lục địa và bờ ngoài của rìa lục địa. Phần đáy đại dương bao gồm các bình nguyên sâu thẳm, các dãy núi giữa đại dương, các đứt gãy đáy, máng sâu, các đảo và núi dưới biển.

            Riêng người Việt-Nam cần tìm hiểu nguồn gốc dân-tộc. Từ những ngày nước Biển Đông dâng cao, chúng ta đã cùng Mẹ lên Núi (Tây-tiến), theo Cha xuống Biển (Đông-tiến), rồi hợp-đoàn trong nỗ-lực Nam-Tiến. Ngày nay công-trình Đông-Tiến của Cha Ông ta vẫn còn đang tiếp-tục, Chúng tôi xin kêu gọi mọi người Việt-Nam tổ-chức cùng ra biển khơi, theo bước tiền-nhân, khai-thác và bảo-vệ Biển Đông. Ra khơi cho xa hơn và cũng phải ra tới vùng sâu hơn nữa.

            Biển Việt-Nam mang nhiều lợi-thế quan-trong trên thế-giới. Chúng ta rất may mắn là Biển Đông phần lớn thoai thoải và nông, rất tiện-lợi cho việc khai-thác dầu-khí hiện nay. Ngoài ra thiên-nhiên cũng ưu-ái, đã ban cho ta ưu-điểm rất lớn là sự hiện-diện của một vùng biển sâu hơn 2 km, cách bờ biển vùng cảng quan-yếu là Cam-Ranh chỉ hơn một trăm hải-lý. Trong tương lai không xa, Việt-Nam sẽ dần-dần hướng ra vùng nay. Xin quan-tâm cho quyền-lợi mai sau, đừng coi nhẹ mà bỏ qua.

 

Ranh-Giới Thềm Lục-Địa Việt-Nam

            Các Hải-phận và Thềm lục-địa Việt-Nam được tìm thấy trong một số tài-liệu về Luật Biển của Nhà Cầm quyền CHXH Việt-Nam:

- Ngày 12 tháng Mười Một năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố về đường cơ sở và vùng hải phận quốc gia (lãnh hải) cho vùng bờ biển từ cửa Vịnh Bắc Bộ cho tới vùng biển trong vịnh Thái Lan. Việt Nam tuyên bố đường cơ sở thẳng với 11 đoạn được nối qua 12 điểm men theo bờ biển..

Khái quát về các vùng biển theo UNCLOS82 (Hà Nam Ninh, trình bày tại Hội thảo về Biển Đông do Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức ở Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật năm 2008).

 

- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển trên phần kẻo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia. CHXHVN đã nộp hồ-sơ "Viet Nam - in North Area (VNM-N) ngày 7 May 2009" lên Uỷ Ban duyệt xét giới hạn thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf)

Link vào xem nội-dung Bản Đệ-trình:

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_vnm_37_2009.htm

            Theo quy định của Quy ước LHQ, hôm 6/5/2009 Việt Nam đã đệ nạp Uỷ Ban duyệt xét giới hạn của thềm lục địa hai bản đăng ký Thềm lục địa ngoại biên trên biển Đông, một bản liên quan đến Thềm lục địa ngoại biên phía Bắc (viết tắt là VNM-N) và một bản liên quan đến Thềm lục địa ngoại biên phía Nam nộp chung với Mã Lai Á (viết tắt là MYS-VNM.

            Sơ lược sự xác-định như sau:

Khoản 4: bề dày lớp đá trầm tích ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân dốc lục địa

- Một đường vạch theo đúng khoản 7, bằng cách nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý (đường Hedberg).

- Các điểm cố định xác định trên đáy biển, đường ranh giới ngoài cùng của thềm lục địa được vạch theo đúng khoản 4, điểm a), điểm nhỏ i) và  ii), nằm cách điểm cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý hoặc nằm cách đường đẳng sâu 2500m (là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m), một khoảng cách không quá 100 hải lý (Gardiner). 

Phương-thức xác-định Đường Giới-Hạn của Thềm lục-dịa nối dài theo UNCLOS.

 

ĐIỀU 76. 7

7. Quốc gia ven biển ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình, khi thềm này mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bằng cách nối liền các điểm cố định xác định bằng hệ tọa độ kinh vĩ độ, thành các đoạn thẳng dài không quá 60 hải lý.

Việt Nam xác định ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực VNM-N  theo cả hai phương pháp 1% bề dày trầm tích (công thức Gardiner) và chân dốc lục địa + 60 hải lý (công thức Hedberg). Báo cáo của Việt Nam được chuẩn bị trên cơ sở các số liệu khảo sát mới nhất năm 2007, 2008 và các số liệu đã được công bố bao gồm đo sâu, từ trường, trọng lực và địa chấn.

 

Vì các điểm từ FP 1 đến PF 19 và từ FP 22 đến PF 43 nằm trên vòng cung (lồi ra) nên cách nhau 1 hải-lý hay i't hơn.

Với những khoảng cách các diểm liên-tiếp nhau khác, có thể dài tới 60 hải-lý tối-đa vì chúng nằm trong những vùng giới-hạn bị lõm vào

 

Khai thác khoáng sản dưới đáy biển: Cơ hội và bất trắc http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Khai-thac-khoang-san-duoi-day-bien-Co-hoi-va-bat-trac/20107/104875.datviet

Đầu tháng 7 vừa qua, Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISA) đã nhận được hồ sơ của Trung Quốc xin phép khai thác các mỏ sulphide dưới đáy biển thuộc vùng hải phận quốc tế phía tây nam Ấn Độ Dương. Cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát nguồn khoáng sản khổng lồ trong lòng đại dương lại một lần nữa được hâm nóng..

Kho tàng dưới đáy biển
            Với các nhà nghiên cứu, ống khói đen là một trong những hiện tượng địa chất kỳ thú nhất dưới đáy đại dương. Thực chất, đây là một dạng miệng phun thủy nhiệt (khe nứt trên vỏ trái đất, tạo ra một dòng nước phun trào được hâm nóng bằng địa nhiệt). Nước biển thẩm thấu qua các tầng đá xốp, gặp phải dòng nham thạch nóng bỏng của núi lửa ngầm, bị đun sôi lên đến hơn 4000độ C thì bị đẩy ngược trở lại, mang theo rất nhiều khoáng chất quý giá ở dạng hoà tan. Khi gặp lớp nước lạnh bên trên, các khoáng chất này kết tủa lại, tạo thành những cột nước tối sẫm, có thể cao đến 60m, thoạt nhìn như một cột khói khổng lồ. Ống khói đen thường được tạo bởi dòng nước giàu sulphide.

            Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một thuật ngữ khác là  ống khói trắng để chỉ các miệng phun thủy nhiệt chứa các loại khoáng chất có màu sáng hơn như bari, canxi, silic.  Qua thời gian, khoáng chất lắng xuống, hình thành lớp sàng quặng. Đó chính là nơi người ta có thể tìm thấy hầu hết những nguyên liệu thô cần thiết cho các ngành công nghiệp. Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy, chỉ riêng các vùng biển ven bờ Papua New Guinea, New Zealand, Inđônêxia và Nhật Bản đã có đến gần 200 ống khói đen. Nhiều vị trí trong số này có trữ lượng quặng từ 5-10 triệu tấn, đủ để thu hút các công ty khai thác khoáng sản.

Tàu phục vụ khảo sát, khai khoáng dưới đáy biển của Nautilus.

 

Chạy đua trong “thế giới ngầm”
            Hai mươi năm trước, ngay cả những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không dám nghĩ đến việc khai khoáng ở độ sâu hơn 2.000 mét dưới mặt nước biển. Nhưng với những thành tựu công nghệ hiện nay, đó là điều hoàn toàn khả thi. Trên thực tế, ngành dầu khí đã thực hiện được những mũi khoan sâu 1.500 mét trên thềm lục địa Brazil và đang triển khai những mũi khoan sâu tới 2.500 mét trong vịnh Mexico. Những thiết bị hiện đại dùng trong thăm dò và khai thác dầu khí sẽ là tiền đề quan trọng để triển khai những dự án khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, sự hoàn thiện của hệ thống định vị vệ tinh cũng góp phần đơn giản hoá việc đánh dấu vị trí của các ống khói đen, ống khói trắng.
            Dự án toàn diện đầu tiên tìm kiếm tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển do Nautilus, một công ty có trụ sở tại Canada chủ trì. Nautilus đang thương lượng để giành được quyền  khai thác thương mại một khu vực đáy biển rộng gần 60km2 nằm ở độ sâu 1.600m ngoài khơi Papua New Guinea. Nếu điều kiện cho phép, dự án sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2011. Kết quả khoan thăm dò cho thấy khu vực này có trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là vàng và đồng rất lớn, ước tính có thể đạt tổng giá trị ít nhất 1 tỷ đôla theo thời giá hiện tại. Một thực tế hấp dẫn khác là tỷ lệ đồng trong đá quặng ở đây đạt từ 8-10%, trong khi ở các mỏ trên mặt đất, con số này chỉ đạt trung bình 0,59%. Như vậy, cứ mỗi tấn đồng thu được từ đáy biển, khối lượng vật chất mà nhà khai thác phải xử lý sẽ thấp hơn 40%.
            Doanh nghiệp thành công nhất trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ đáy biển hiện nay có lẽ là De Beers, công ty đang chiếm 40% thị trường kim cương toàn thế giới. Là một trong những người đi tiên phong trong việc chuyển hướng từ khai thác các mỏ trên đất liền sang khai thác dưới đáy đại dương, De Beers đồng thời là công ty đầu tiên tự phát triển một công nghệ thích hợp để đào bới, thu gom quặng kim cương ở độ sâu 150m dưới mặt nước. Dự án do De Beers triển khai ở vùng trầm tích xốp ngoài khơi Namibia cho hiệu quả thật đáng kinh ngạc: sản lượng kim cương do tốp nhân viên 47 người khai thác được tương đương với sản lượng của một khu mỏ sử dụng 3.300 nhân viên trên đất liền. Năm 2006, chỉ riêng ở vùng đáy biển này, công ty đã thu được 1.018 triệu carat kim cương thô có tổng giá trị 350 triệu đôla.
            Nhu cầu cực lớn của các nền công nghiệp đang phát triển nóng như Trung Quốc, Ấn Độ đã đẩy giá khoáng sản liên tục lên những đỉnh cao mới. Khi bắt đầu dự án ngoài khơi Papua New Guinea, Nautilus cho biết họ sẽ có lãi chừng nào giá đồng nguyên liệu trên mức 1,5 đôla/1 pound. Trong khi đó, giá đồng hiện nay đã là 3,2 đôla/1 pound và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng do nhu cầu vẫn còn rất cao, trong khi các mỏ trên mặt đất đã dần cạn kiệt.

Một ống khói đen dưới đáy biển

Hiện-tượng & hoạt-động một ống khói đen

 

            Đây cũng là tình trạng chung của nhiều loại khoáng sản khác như vàng, bạc, nickel…Dễ hiểu vì sao các công ty khai khoáng lại sốt sắng đến vậy trong việc triển khai các dự án thăm dò đáy biển. Trong bối cảnh này, hồ sơ của Trung Quốc gửi đến ISA được đặc biệt chú ý. Đây là hồ sơ đầu tiên xin phép được khai thác khoáng sản đáy biển ở vùng hải phận quốc tế (các dự án như De Beers hay Nautilus đều thực hiện trong vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia, được chính quốc gia đó cho phép dựa trên thỏa thuận chia sẻ lợi ích giữa 2 bên). Thành công của Trung Quốc (trong trường hợp hồ sơ của họ được phê chuẩn) có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát nguồn khoáng sản trong lòng đại dương, bởi lẽ, rất nhiều miệng phun thủy nhiệt đã được xác định nằm ở vùng biển quốc tế.

Nỗi lo môi trường

            Một lý do khác khiến dư luận, đặc biệt là các tổ chức môi trường quan tâm đến hồ sơ của Trung Quốc là vì nó được đưa ra vào đúng thời điểm vụ tràn dầu lịch sử trong vịnh Mexico đang ở giai đoạn tồi tệ nhất. Nhiều nhà hoạt động môi trường lo ngại rằng, việc khai thác khoáng sản dưới đáy biển cũng có thể dẫn đến một thảm họa tương tự, nhất là khi tác động của nó đến độ bền vững của các tầng địa chất đáy biển và hệ sinh thái quanh khu vực khai thác vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

            Đại diện của các công ty khai thác cho rằng khai khoáng dưới đáy biển ít gây hại cho môi trường hơn khai thác mỏ trên đất liền. Triển khai một khu khai thác ngoài biển không phải giải toả dân cư, cũng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan. Do đặc tính của quặng khai thác từ đáy biển, lượng hóa chất cần dùng trong quá trình xử lý sẽ ít hơn. Nguy cơ ô nhiễm axít cũng hầu như không xảy ra vì axít sẽ được trung hoà trong nước biển có tính kiềm.

            Tuy nhiên, những quan điểm này không khiến các tổ chức hoạt động môi trường yên tâm. Mối lo ngại đầu tiên là các đám mây bụi hình thành và mở rộng theo hải lưu khi lớp trầm tích đáy biển bị cào xới. Các công ty khai thác khẳng định công nghệ của họ đảm bảo vấn đề này không xảy ra. Nhưng theo các nhà hoạt động môi trường, một số hoạt động khảo sát những năm trước đã khiến các sinh vật tầng đáy quanh các miệng phun thủy nhiệt mất nơi cư trú. Trong số này, có rất nhiều dạng sống kỳ lạ không hề có ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. Giới nghiên cứu lo ngại rằng khai khoáng dưới đáy biển nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến nhiều loài sinh vật biến mất trước khi được biết đến.

(AP, Independent, Spiegel)

 

  

Biển trong đời sống con người  Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản http://www.cpv.org.vn/cpv/

            Sau chiến tranh thế giới thứ hai, con người bắt đầu nghĩ đến việc khai thác đáy biển. Năm l947, lần đầu tiên trên thế giới, ở ngoài khơi Bắc Mỹ- một mỏ đầu đã được phát hiện và khoan thám dò khai thác. Hiện nay có hơn 20 nước đang khai thác dầu khí từ đáy biển và hơn 100 nước đang triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở trên biển.
            Năm 1983, sản lượng dầu mỏ khai thác được từ đáy biển là gần 14 triệu thùng/ngày (trong tổng số chung 53,3 triệu thùng/ngày), chiếm 25,9% tồng sản lượng khai thác dầu mỏ thế giới, sản lượng khí thiên nhiên là 10 nghìn tỷ phút khối (trong tổng số 56 nghìn tỷ khối) chiếm 18,6 sản lượng khai thác khí thiên nhiên chung của thế giới.
            Đại đa số các nước Đông Nam Á đều là những nước có công nghiệp thăm dò và khai thác dầu ngoài biển. In-đô-nê-xia là nước sản xuất nhiều nhất trong khu vực, đạt 77 triệu tấn dầu và G8 tỷ m3 khí năm vào năm l985. Ma-lai-xi-a đạt l4,5 triệu tấn dầu (1980) và 504 triệu mét khối khí/năm (l985). Việt nam hiện mới sản xuất dầu ngoài khơi, năm 1991 đạt sản lượng 4 triệu tấn, năm 1992 đạt 5,5 triệu tấn. Có người dự đoán, nếu không có gì thay đổi, đến năm 2.000 Việt Nam sẽ đạt được thu nhập khoảng 1,8 tỷ USD từ dầu khí khai thác ngoài khơi. Ngoài công nghiệp khai thác tài nguyên dầu khí, công nghiệp khai thác các mỏ khác trên biển ngày càng phát triển. Người ta đã khai thác được cát, sỏi cho công lý xây dựng, vài loại cát có chưa quặng như vàng, thiếc, ngoài ra còn cát bùn, than, u-ra-gôn-nít, bạch kim, kim cương, i-mê-nhít, ru-tin, zi-côn, phốt phát, uranium...
            Quá trình hoàn thiện công nghệ thu gom, hút và nạo vét đáy biển sâu sẽ làm thay đổi bức tranh kinh tế thế giới hiện nay. Trên thế giới, ngay từ đầu những năm 70, đã có 57 mỏ than ngầm dưới đát biển được khai thác. Nhật Bản đã sử dụng 8.000 thợ mỏ dưới đáy biển, sản xuất hàng năm khoảng 10 triệu tấn than chiếm 30% tổng số than khai thác. Anh sản xuất 10% dầu đá dưới lòng đại dương. Các nước như Chi Lê, Ô-trây-li-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Mỹ cũng đã khai thác than dưới đáy biển.

 

Xác định chiều dày tầng hình thành và ổn định Gas hydrate (GHSZ) trên biển Đông

24.02.2010 12:20 http://daukhi.forumvi.com/t26-topic

Báo cáo trình bày kết quả tính toán chiều dày tầng hình thành và lưu giữ ổn định gas hydrate GHSZ (gas hydrate stability zone) trong khu vực biển Đông theo mô hình của Milkov và Sassen. Kết quả tính toán đã xác định được chiều dày tầng GHSZ trong khu vực biển Đông dựa trên mối quan hệ giữa độ sâu nước biển, gradient địa nhiệt và ba loại gas hydrate loại I (thành phần 100% CH4), loại II (95,9% CH4) và loại H (90,4% CH4)... Đối với gas hydrate loại I, độ sâu nước biển tối thiểu để hình thành gas hydrate trên biển Đông là 600m và chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 225m. Đối với gas hydrate loại II, chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 270m và độ sâu nước biển tối thiểu để hình thành gas hydrate là 400m. Đối với gas hydrate loại H, chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 365m và độ sâu nước biển tối thiểu để hình thành gas hydrate là 300m. Trong khu vực biển Đông chiều dày lớn nhất của tầng GHSZ nằm trong khoảng độ sâu nước biển từ 1.500-2.500 m và chiều dày lớn nhất có thể lên đến 365m. Với giả thiết gas hydrate phân bố ở 30% diện tích từ 300-3000 m nước và nồng độ bão hòa khí gas 1,2%, thì lượng khí CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn của toàn biển Đông tính được cho ba loại gas hydrate là 1,7x 1014 m3 cho loại H, 1,41 x 1014 m3 cho loại II và 1,38 x 1014 m3 cho loại I. Tại khu vực biển miền Trung và Hoàng Sa lượng CH4 là 4,4 x 1013 m3 cho loại H; 3,6 x 1013 m3 cho loại II và 3,5 x 1013 m3 cho loại I. Khu vực biển Đông Nam và Trường Sa lượng CH4   là 7,5 x1013 m3 cho loại H; 6,1 x 1013 m3 II và 5,9 x 1013 m3 cho loại l.

 

 Abyssal plain of South China Sea (trích bài The Topographic Feature of the Sea-bed in South China Sea) http://www.coi.gov.cn/scs/introduction/dimao.htm

  Abyssal plain, covering a total area of 400 thousand square meters, is located east to the central part of South China Sea. Encompassed by the continental slope or island slope, Bashi Strait boasts a cannel of 2000-meter-deep connecting with the Philippines. Stretching in the direction of northeast-southwest direction, Abyssal plain of South China Sea runs up to 1500 kilometers with the broadest area of 820 kilometers. The plain stretches towards southeast part from the northwest with a 3400-meter-depth in the north part while 4200 meters in the south, quite a few parts exceeds 4400 meters in depth. The plain’s average ratio of slope is 1‰ to 1.3‰, but the ratio of slope in the north central part of the basin is only 0.3‰ to 0.4‰.

  There distributed isolated submarine mountains up to 3400~3900 meters high, which is composed of all the isolated peaks dotted in the basin area. There are 27 sea mounts over 1000 meters high as well as more than 20 sea knolls with the heights ranging from 400 meters to 1000 meters on the abyssal plain.

  Respectively on the northeast end and southwest end of the abyssal plain lie two deep-water valley floors. At the valley entrance, as at the ends of all submarine valleys, are piled with different abyssal caves. Some of them have been erected to be northeast-toward small scale ridges.

  The abyssal plain of South China Sea, in terms of its topographical structure, is the part forming from the deep layer of basalt’s compensating upwelling caused by the tearing occurred at the rim of Asian continent. There still exists a series of volcano erupting activities along the grand northeast crevice in the central and east part of the plain.

 

 

Trung Quốc khởi động dự án "Vùng sâu Biển Đông" tuanvietnam.vietnamnet.vn/?vnnid=9002

Economist

            Các nuớc láng giềng phía nam của Trung Quốc có thể có chút lo lắng về một cuộc gặp diễn ra ở Thượng Hải ngày 26-27/1 - nơi tập trung của các nhà hải dương học Trung Quốc (kể cả một số người làm việc ở nước ngoài) để thảo luận về một dự án gọi là Vùng sâu Biển Đông, nhằm mục tiêu khám phá Biển Đông.
            Chủ nghia đế quốc và hải dưong học thường đi đôi với nhau. Các cuộc thăm dò những vùng biển nông và đường bờ biển thế giới của Hải quân Anh trong suốt thế kỷ 18 và 19 đã mang lại những kiến thức khoa học phong phú. Chúng không làm phưong hại tới khả năng của các tàu buôn Anh hướng ra thế giới, và của tàu chiến Anh thống trị vùng biển rộng lớn.
            Nhìn từ quan điểm đó, các nước láng giềng phía nam của Trung Quốc có thể có chút lo lắng về một cuộc gặp diễn ra ở Thượng Hải ngày 26-27/1 - noi tập trưng của các nhà hải dưong học Trung Quốc (kể cả một số người làm việc ở nước ngoài) để thảo luận về một dự án gọi là Vùng sâu Biển Đông. Đúng như tên gọi của nó, dự án này nhằm mục tiêu khám phá Biển Đông - vùng biển với diện tích 3,5 triệu km vuông, và độ sâu xấp xỉ 5,5km mà chính phủ Trung Quốc rất quan tâm (bất chấp cuộc cạnh tranh tuyên bố chủ quyền từ mọi nước khác) theo cách rất giống người Roman cổ đại mô tả Địa Trung Hải: mare nostrum (vùng biển thuộc một nước hay vài nước, chủ yếu của La mã xưa).
Nam của Tây Nam
            Các nhà khoa học khẳng định dự án không có mục đích nào khác ngoài nâng cao hiểu biết của con người. Họ cung nhấn mạnh dự án tập trung vào các vấn đề khoa học co bản hon là việc tìm kiếm những thứ như dầu mỏ hay các tài nguyên khoáng sản. Không nên nghi ngờ rằng đó không phải là sự thực - vì nó đã từng là động co của rất nhiều người đi biển dưới sự bảo vệ của hải quân với khát khao nâng tầm hiểu biết, kiến thức một cách rõ ràng. Nhung kiến thức là sức mạnh, và nếu các nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá vùng biển sâu của Biển Đông, thì sau đó các doanh nhân Trung Quốc sẽ có vị trí tốt hon với những người khác trong việc khai thác bất cứ giá trị thưong mại nào và hải quân Trung Quốc cung sẽ có vị thế vượt trội hon để bảo vệ họ.

 

Xác định chiều dày tầng hình thành và ổn định Gas hydrate (GHSZ) trên biển Đông

24.02.2010 12:20 http://www.pvpro.com.vn/vn/news/print/235/xac-dinh-chieu-day-tang-hinh-thanh-va-on-dinh-gas-hydrate-%28ghsz%29-tren-bien-dong.html

            Báo cáo trình bày kết quả tính toán chiều dày tầng hình thành và lưu giữ ổn định gas hydrate GHSZ (gas hydrate stability zone) trong khu vực biển Đông theo mô hình của Milkov và Sassen. Kết quả tính toán đã xác định được chiều dày tầng GHSZ trong khu vực biển Đông dựa trên mối quan hệ giữa độ sâu nước biển, gradient địa nhiệt và ba loại gas hydrate loại I (thành phần 100% CH4), loại II (95,9% CH4) và loại H (90,4% CH4)... Đối với gas hydrate loại I, độ sâu nước biển tối thiểu để hình thành gas hydrate trên biển Đông là 600m và chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 225m. Đối với gas hydrate loại II, chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 270m và độ sâu nước biển tối thiểu để hình thành gas hydrate là 400m. Đối với gas hydrate loại H, chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 365m và độ sâu nước biển tối thiểu để hình thành gas hydrate là 300m. Trong khu vực biển Đông chiều dày lớn nhất của tầng GHSZ nằm trong khoảng độ sâu nước biển từ 1.500-2.500 m và chiều dày lớn nhất có thể lên đến 365m. Với giả thiết gas hydrate phân bố ở 30% diện tích từ 300-3000 m nước và nồng độ bão hòa khí gas 1,2%, thì lượng khí CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn của toàn biển Đông tính được cho ba loại gas hydrate là 1,7x 1014 m3 cho loại H, 1,41 x 1014 m3 cho loại II và 1,38 x 1014 m3 cho loại I. Tại khu vực biển miền Trung và Hoàng Sa lượng CH4 là 4,4 x 1013 m3 cho loại H; 3,6 x 1013 m3 cho loại II và 3,5 x 1013 m3 cho loại I. Khu vực biển Đông Nam và Trường Sa lượng CH4   là 7,5 x1013 m3 cho loại H; 6,1 x 1013 m3 II và 5,9 x 1013 m3 cho loại l.

 

 

Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu. Độ sâu đáy biển, vị trí các lỗ khoan ODP, Leg-184 và điểm lấy được mẫu gas

 

Gas hydrate được hình thành từ nước và khí gas (chủ yếu là khí CH4) dưới dạng cấu trúc kết tinh như băng ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Tùy thuộc vào thành phần khí gas, nhiệt độ nước biển, gradient nhiệt độ, độ muối của nước lỗ rỗng mà gas hydrate có thể bắt đầu được hình thành ở những vùng nước biển có độ sâu từ 200-600 mét [11-14, 18, 20, 26, 32, 34]. Biển Đông là một biển rìa lớn nhất ở bờ Tây Thái Bình Dương, được đánh giá là một trong những vùng có triển vọng gas hydrate của thế giới [6]. Sau hơn mười năm nghiên cứu, năm 2007, Trung Quốc lần đầu tiên đã thu được mẫu gas hydrate ở khu vực Shenhu, phía Nam bồn trũng Châu Giang, ở độ sâu nước biển 1.500 mét và dưới lớp trầm tích cách đáy biển 200m [34], đã khẳng định biển Đông có gas hydrate. Sườn lục địa Việt Nam cũng là vùng có đủ các điều kiện cần thiết hình thành gas hydrate [25]. Một số công trình gần đây của các tác giả Trung Quốc đã tiến hành tính chiều dày tầng hình thành và ổn định gas hydrate (GHSZ - Gas Hydrate Stability Zone) và ước tính trữ lượng CH4   cho khu vực biển Đông (Wang n.n.k 2006, Chi n.n.k, 2006, Cheng n.n.k 2004, Fang n.n.k 2002, Yao, 2001). Wang n.n.k (2006) bằng phương pháp của Milkov và Sassen (2001) đã tính chiều dày GHSZ cho toàn bộ khu vực biển Đông với giả định gradient địa nhiệt bằng 37,50C/km cho toàn vùng. Kết quả đo gradient địa nhiệt ở sườn lục địa biển Đông trong chương trình khoan đại dương (ODP-Leg 184) đã cho thấy giả thiết này hoàn toàn không phù hợp. Gradient địa nhiệt là hàm phụ thuộc vào độ sâu đáy biển [28]. Tại sườn Bắc biển Đông gradient địa nhiệt đo được ở lỗ khoan 1145 là 900C/km, LK1146 là 590C/km, LK1148 là 830C/km và ở sườn Nam, gradient địa nhiệt tại   lỗ   khoan   1143   là 840C/km.

Nhiệt độ trong các lớp trầm tích là yếu tố quan trọng trong việc hình thành gas hydrate, bài báo này trình bày kết quả tính mới chiều dày tầng (GHSZ) bằng phương pháp Milokov [13] trên cơ sở xác định được hàm phân bố gradient địa nhiệt của biển Đông theo độ sâu nước biển. Kết quả tính toán cho ta những thông tin hữu ích   hơn về khả năng phân bố của gas hydrate theo diện và theo chiều sâu. Trên cơ sở kết quả tính GHSZ này, trữ lượng gas hydrate trên biển Đông bước đầu được dự báo.

Điều kiện địa chất chung

            Biển Đông là một biển rìa được hình thành do quá trình tách giãn đáy đại dương vào thời kỳ từ 32-16 triệu năm [1, 24]. Phần rìa phía Bắc, Nam thuộc loại rìa lục địa thụ động có sườn lục địa tương đối rộng 500-600 km. Phần phía Tây rìa lục địa hẹp kéo dài. Phía Đông biển Đông là đới hút chìm đang hoạt động Manila. Phần phía Nam là đới hút chìm cổ Mezozoi. Song song với việc hình thành bồn trũng Trung tâm, một loạt các bồn trũng Kainoizoi với chiều dày trầm tích lớn ở các thềm lục địa, sườn lục địa được hình thành. Quá trình lún chín nhiệt khu vực với tốc độ nhanh sau tách giãn biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng đọng trầm tích và tích tụ vật chất hữu cơ trong các trầm tích trẻ. Các hoạt động đứt gãy hiện đại phát triển mạnh ở nhiều khu vực trong vùng như hệ thống đứt gãy ĐB-TN dọc khu vực sườn lục địa phía Bắc và Nam [6], hệ thống N-S thềm lục địa phía Tây (P.N. Vu, 2007). Các cấu trúc diapir magma, bùn xuất hiện ở nhiều nơi trong khu vực. Với các yếu tố kiến tạo địa mạo trên đã hình thành trong khu vực biển Đông nhiều dạng cấu trúc thuận lợi cho việc hình thành và lưu giữ gas hydrate như các nêm tăng trưởng ở khu vực Nam bồn trũng Đài Loan, trũng  Palawan, các đới nâng, các nón trầm tích đáy biển, turbidi, các diapir, vol- cano bùn… ở khu vực rìa Bắc, Nam và Tây biển Đông. Trên hầu hết các thềm lục địa bao bọc xung quanh sườn lục địa biển Đông đều hình thành các bồn trũng với chiều dày trầm tích và hàm lượng vật chất hữu cơ lớn như bồn trũng Châu Giang, Đài Loan, Nam Hải Nam, Sông Hồng ở phía Bắc, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn ở phía Tây, bồn trũng Zengmin và nhóm bể Trường Sa ở phía Nam. Phần lớn các bồn trũng trên thềm lục địa là những bồn dầu khí có trữ lượng lớn. Các trầm tích trẻ có chiều dày lớn được hình thành có tướng delta và á biển phát triển khá phổ biển ở rìa các lục địa, mức độ tích tụ vật chất hữu cơ cao [13]. Các điều kiện trong khu vực phần nào cho thấy gas hydrate ở phía sườn lục địa phía Bắc sẽ thuận lợi cho việc hình thành gas hydrate cấu trúc loại I, còn ở sườn lục địa phía Nam thuận lợi cho loại hình gas hydrate cấu trúc loại II và H.

Tính chiều dày tầng (GHSZ) khu vực biển Đông

Tầng GHSZ là tầng tại đó có đủ các điều kiện về nhiệt độ và áp suất dưới mặt đất đảm bảo khí gas tự nhiên kết tinh thành gas hydrate và duy trì ổn định trong đó. Chiều dày tầng GHSZ được quyết định bởi các yếu tố: Độ sâu nước biển, nhiệt độ nước đáy, áp suất và gradient địa nhiệt trong trầm tích, độ muối của nước lỗ rỗng và thành phần khí   gas. Ngoài ra, sự ổn định của gas hydrate còn phụ thuộc vào kiến trúc và thành phần khoáng vật trong trầm tích. Milkov và Sassen (2001) đã đề xuất phương pháp tính định lượng mô tả các hiệu ứng này và tính toán chiều dày tầng GHSZ cho vùng vịnh Mexico [13]. Phương pháp tính này được chúng tôi áp dụng tính cho khu vực biển Đông dưới đây.

Xác định nhiệt độ trầm tích

- Nhiệt độ đáy biển: Trên cơ sở số liệu nhiệt độ ở các độ sâu đo khác nhau, Wang (2006) đã xây dựng được phương trình xác định nhiệt độ đáy biển theo công thức hàm mũ sau [27]:

y=373,41*B-0,6269    (1)

Trong đó: y là nhiệt độ đáy biển(0C); B là độ sâu đãy biển (m).

Theo công thức này cho phép ta tính được nhiệt độ đáy biển từ bất kỳ số liệu độ sâu đáy biển. Kết quả tính toán cho thấy với độ sâu đáy biển từ 300-500 mét thì nhiệt độ đáy biển khu vực biển Đông thay đổi từ 10,5-7,50C và độ sâu từ 1000- 3000 mét nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ 5-2,50C.

Kết quả đo gradient địa nhiệt trên biển Đông cho thấy nó có tính không đồng nhất trên toàn biển Đông và có xu hướng tăng dần theo chiều sâu đáy biển (Hình 2). Phần thềm lục địa gradient địa nhiệt có giá trị thấp (300C-400C/1km) [19], trong khi khu vực sườn lục địa gradient địa nhiệt lại có giá trị rất cao, từ 60-940C/km [28]. Từ các số liệu trên Hình 2, cho phép chúng ta xây dựng được công thức xác định gradient địa nhiệt theo độ sâu đáy biển như sau:

G= 0,01593* B+28,39   (2)

Trong đó: G là gradien địa nhiệt (0C/m); B là độ sâu đáy biển (m).

Từ phương trình (2) cho thấy ở độ sâu nước biển 600 m, gradient địa nhiệt là 380C/km, ở độ sâu 1000 m, gradient địa nhiệt là 44,40C/km, ở độ sâu 1500 m, gradient địa nhiệt là 52,40C/km. Với kết quả này nó khác xa với việc chọn gradient địa nhiệt bằng 37,50C/km cho toàn bộ biển Đông của Wang n.n.k (2006).

Như vậy, phương trình xác định nhiệt độ của trầm tích được xây dựng bằng cách cộng phương trình nhiệt độ đáy biển (1) với phương trình gradient địa nhiệt (2). Khi đó ta phương trình sau:

Ts = (0,01593*B+28,39)*C/1000+373,41*B-0,6269(3)

Trong đó: Ts là nhiệt độ trầm tích ở độ sâu C dưới mực đáy biển; B là độ sâu đáy biển;

Từ công thức (3) cho phép ta xác định được phân bố nhiệt của trầm tích ở các độ sâu khác nhau dưới mực địa hình đáy biển.

Hình 2. Gradient địa nhiệt phụ thuộc vào độ sâu đáy biển

Xây dựng phương trình xác định tầng GHSZ

            Điều kiện cân bằng để khí gas tự nhiên kết tình hình thành gas hydrate đã được Sloan’s (1998) nghiên cứu và phát triển một chương trình phần mềm CSMHYD để tính toán [22]. Số liệu đầu vào gồm nhiệt độ, áp suất, thành phần khí gas, độ muối trong nước lỗ rỗng. Trên cơ sở các số liệu thành phần khí gas tự nhiên thu được trên thực tế, Sloan (1998) đã phân ra ba loại gas hydrate với các thành phần CH4 là 100% (loại I), 95,9% (loại II) và 90,4% (loại H) và các hợp phần khí khác (Bảng 1). Milkov và Sassen [13] sử dụng chương trình CSMHYD xác định phương trình cân bằng cho ba loại gas hydrate này với độ muối trong nước lỗ rỗng giả thiết bằng 3,5% như sau:

T100%CH = 8,9*Ln(D)-50,1        (4)

T95,9%CH = 7,1*Ln(D)-33,9 (5)

T90,4%CH= 6,7*Ln(D)-27,6        (6)

Trong đó: T là nhiệt độ để gas hydrate tồn tại ổn định (0C) ở độ sâu D (m). Độ sâu ở đây được chuyển đổi từ áp suất với giả thiết sự thay đổi gradient thủy tĩnh tuyến tính (10Mpa/km) trong nướcvà trong trầm tích.

 

Bảng 1. Thành phần phân tử của khí gas (%) sử dụng để tính toán [13]

 

Hình 3 là được đặc tuyến biểu diễn điều kiện áp suất (độ sâu nước biển) và nhiệt độ để hình thành ba loại gas hydrate theo phương trình (4), (5) và (6) [13]. Hình 3 cho thấy với hàm lượng CH4 có trong khí tự nhiên khác nhau không nhiều, nhưng điều kiện nhiệt độ và áp suất khi hình thành gas hydrate lại rất khác biệt.

Hình 3. Đường đặc tuyến biểu diễn điều kiện áp suất và nhiệt độ để hình thành gas hydrate phụ thuộc vào hàm lượng CH4 (100% CH4, 95,9% CH4 và 90,4% CH4) [13]

Như vậy, chúng ta thấy rằng, ranh giới dưới của tầng GHSZ đối với ba loại khí gas trên chính là điểm giao nhau của hai phương trình (3) và (4); (3) và (5); và (3) và (6). Công thức xác định ranh giới dưới của tầng GHSZ trở thành bài toán xác định điểm không của các cặp phương trình (3) và (4); (3) và (5); và (3) và (6) như sau:

F(B)100 = -[(0,0159*B+28,39)*C/1000 + 373,41*B-0,6269 ]+ 8,9*Ln(C+B)-50,1 (7)

F(B)95,9= -[(0,0159*B+28,39)*C/1000 + 373,41*B-0,6269 ] +7,1*Ln(C+B)-33,9 (8)

F(B)90,4= -[(0,0159*B+28,39)*C/1000 + 373,41*B-0,6269] +6,7*Ln(C+B) -27,6 (9)

Trong đó: B: Độ sâu đáy biển (m); C: Chiều dày tầng GHSZ (m)

Sử dụng phương pháp Newton để giải phương trình (7), (8), (9) ta nhận được giá trị chiều dày tầng GHSZ (C) ứng với mỗi độ sâu B khác nhau. Kết quả giải phương trình (7), (8), (9) cho khu vực biển Đông chúng ta nhận được đường đặc tuyến chiều dày tầng hình thành và ổn định gas hydrate (GHSZ) theo độ sâu đáy biển cho ba loại gas hydrate như trên Hình 4. Hình 4 cho thấy chiều dày tầng GHSZ phụ thuộc vào độ sâu nước biển và thành phần của khí gas khi hình thành nên gas hydrate. Khi ở độ sâu không thay đổi, chiều dày tầng GHSZ tăng dần khi hàm lượng CH4    giảm. Khi độ sâu nước biển tăng đến một mức nào đó thì chiều dày tầng GHSZ bắt đầu giảm dần. Dạng đường đặc tuyến này hoàn toàn ngược với kết quả tính   của Wang   n.n.k (2006) ở phần nước   sâu (vì Wang giả thiết ở phần nước sâu và phần nước nông đều có gradient địa nhiệt   không đổi bằng 37,50C).

 

 

Hình 4. Biểu đồ chiều dày tầng GHSZ tính được theo độ sâu đáy biển khu vực biển Đông cho các gas hydrate loại I, II và H

Thiết đồ Hình 4 được sử dụng để tính toán chiều dày tầng GHSZ cho bất kỳ điểm nào trong khu vực biển Đông. Hình 5 là sơ đồ phân bố chiều dày tầng GHSZ của biển Đông tính toán cho ba loại gas hydrate theo số liệu độ sâu đáy biển từ 300-3000 m. Kết quả tính   toán chiều dày tầng GHSZ cho khu vực biển Đông cho thấy:

  • Đối với gas hydrate loại I, tầng GHSZ được hình thành ở độ sâu nước biển ≥ 600m và có chiều dày thay đổi từ 0-260m, trung bình là 225m. Chiều dày lớn nhất có thể tới 260m tại vùng độ sâu 2400m nước, ra xa hơn chiều dày mỏng dần.
  • Đối với gas hydrate loại II, tầng GHSZ bắt đầu hình thành ở độ sâu nước biển ≥ 400m và có chiều dày thay đổi từ 0-300 m, trung bình là 270m. Chiều dày lớn nhất có thể đạt tới 300m ở vùng độ sâu 1800m nước, ra xa hơn chiều dày mỏng dần.
  • Đối với gas hydrate loại H, tầng GHSZ bắt đầu hình thành ở độ sâu nước biển ≥ 300m và có chiều dày thay đổi từ 0-365 m, trung bình là 330m. Chiều dày lớn nhất có thể đạt tới 365m ở vùng độ sâu 1500m nước, ra xa hơn chiều dày mỏng dần.

Hình 5. Sơ dồ chiều dày tầng GHSZ tính cho gas hydrate Loại H (a); Loại II và Loại I

 

            Từ các kết quả tính trên cũng cho thấy vùng nước biển có chiều sâu từ 1500-2500 m là vùng có chiều dày tầng GHSZ lớn nhất.

            Trên cơ sở tính toán này chúng ta cũng xác định được diện tích phân bố của tầng GHSZ trên toàn bộ biển Đông là 1,7 x 106km2. Trong đó, sườn lục địa từ độ sâu 300-3000 m nước, tầng GHSZ có diện tích là 1,1 x 106km2. Khu vực biển miền Trung và Hoàng Sa tầng GHSZ có diện tích là 0,27 x 106 km2 và khu vực biển Đông Nam và Trường Sa tầng GHSZ có diện tích là 0,45 x 106km2.

 

Bảng 2. Kết quả tính trữ lượng khí CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn trên biển Đông

 

Ước tính trữ lượng gas hidrat

Khối lượng khí metan (CH4) giải phóng từ gas hydrate ở điều kiện tiêu chuẩn dược tính toán theo cong thức sau [13]:

QCH4 = S * Az * E*E   (10)

Trong dó: S: Diện tích phân bố gas hydrate (m2);

Az: Chiều dày trung bình của tầng GHSZ;

e: Độ bão hòa của gas hydrate trong trầm tích (%);

E: Giá trị khí CH4 thu dược từ 1m3 gas hydrate trong điều kiện tiêu chuẩn.

Theo các số liệu thống kê trên thế giới nồng độ bão hòa của gas hydrate trong trầm tích thay dổi trong khoảng e = 0,9 - 1,5% [5, 17]. Hiện tại khu vực biển Đông chưa có số liệu thống kê về hệ số e, nên trong tính toán nay chúng tôi chọn giá trị trung bình của số trên, e = 1,2%.  Theo Yu va n.n.k [32], ước đoán một cách lạc quan là gas hydrate có thể tồn tại ở ½ diện tích vùng sườn lục địa. Một số kết quả thống kê khác trên một số vùng sườn lục địa ước đoán chỉ tồn tai khoảng 30-40% diện tích sườn lục địa [5]. Để tính toán trong bài báo này chúng tôi chọn lượng gas hydrate chỉ tồn tại ở khoảng 30% diện tích của vùng sườn lụa địa. Lượng khí gas CH4 thu dược từ 1m3 gas hydrate ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là 164 m3 (đối với cấu trúc loại I) và 140m3 (đối với loại cấu trúc II và H ) [22]. Từ các số liệu trên, áp dụng công thức (10) tính dược tổng trữ lượng khí gas CH4 trên biển Đông ở điều kiện tiêu chuẩn như Bảng 2.

 

KẾT LUẬN

            Tổng hợp các điều kiện về nhiệt độ đáy biển, gradient nhiệt độ, độ sâu dáy biển, có thể thấy rằng: Khu vực biển Đông là vùng có đủ điều kiện về nhiệt độ và áp suất cần thiết cho việc hình thành và lưu giữ gas hydrate ở độ sâu nước biển lớn hơn 300m đối với gas hydrate loại H, 400m nước đối với gas hydrate II và 600m nước đối với gas hydrate loại I.

            Tổng diện tích vùng biển có khả năng hình thành và duy trì ổn định gas hydrate (GHSZ) trên biển Đông là 1,6 x 106 km2. Trong dó, khu vực biển miền Trung và Hoàng Sa có diện tích là 0,26 x 106km2 và khu vực biển Đông Nam và Trường Sa có diện tích là 0,45 x 106 km2.

            Đối với gas hydrate loại I, chiều dày trung bình của tầng GHSZ tinh toán được là 225, và độ sâu nước biển tối thiểu phải ≥ 600m nước. Đối với gas hydrate loại II, chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 270 mét và độ sâu nước biển tối thiểu phải ≥ 400m. Đối với gas hydrate loại H, chiều dày trung bình của tầng GHSZ là 365m và độ sâu nước biển tối thiểu phải ≥ 300m nước.Vùng hình thành và tồn tại ổn định gas hydrate (GHSZ) trong khu vực biển Đông có chiều dày lớn nhất nằm trong khoảng độ sâu nước biển từ 1.500-2.500 m và chiều dày lớn nhất có thể lên dến 365 m. Đây dược xem là vùng có triển vọng trữ lượng lớn nhất.

            Với giả thiết gas hydrate phân bố ở 30% diện tích từ 300- 3000 m nước ở sườn lục địa biển Đông và gas hydrate bão hòa 1,2% thể tích trầm tích thì lượng khí CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn ước tính được cho ba loại gas hydrate là 1,7 x 1014 m3 cho loại H; 1,41 x 1014 m3 cho loại II và 1,38 x 1014 m3 cho loại I. Trong đó ở khu vực biển miền Trung và Hoàng Sa Ià 4,4 x 1013 m3 cho loại H; 3,6 x 1013 m3 cho loại II và 3,5 x 1013 m3 cho loại I. Khu vực biển Đông Nam và Trường Sa 7,5 x 1013m3 cho loại H; 6,1 x 1013 m3 cho loại II và 5,9 x 1013 m3 cho loại I.•

Ts. Nguyễn Như Trung

Viện Địa chất và Địa vật lý biển

Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam

 Copyright 2007-2025 © Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Chế biến Dầu khí (Theo TCDK số 3-2009)

Mêtan là thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm lầy. Nó được tạo ra trong quá trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá. Mêtan có nhiều ứng dụng, chủ yếu dùng làm nhiên liệu. Đốt cháy 1 mol mêtan có mặt ôxy sinh ra 1 mol CO2 (cacbon dioxit) và 2 mol H2O (nước):  CH4 + 2 O2 → CO2 + 2 H2O

A typical sample of natural gas when it is collected at its source contains 80% methane (CH4), 7% ethane (C2H6), 6% propane (C3H8)

 

 

Dòng chảy vàng đen

Khai thác dầu vùng biển sâu ngày càng rầm rộ

19/01/2011 07:00:00 AM (GMT+7) http://daukhi.vietnamnet.vn/vn/dong-chay-vang-den/1207/khai-thac-dau-vung-bien-sau-ngay-cang-ram-ro.html

Hàng chục năm qua, những vùng biển nước sâu trên thế giới đã là nơi diễn ra các hoạt động tìm kiếm dầu khí hết sức nhộn nhịp. Tại vịnh Mexico, từ 15 năm trước các tập đoàn dầu mỏ lớn của Mỹ đã tiến ra biển  ở độ sâu gần 1.000m nước với các dàn khoan nổi. Từ năm 2000 đến nay, xu hướng tiến ra biển sâu khá rầm rộ nhất là tại khu vực biển Brazil và Tây Phi.


Theo các chuyên gia dầu khí, tiến ra vùng biển sâu từ 500 m trở lên đang trở thành 1 xu hướng tất yếu bởi các mỏ gần bờ đã được thăm dò từ lâu, đều đã có chủ  và ngày càng cạn kiệt, trong khi các mỏ vùng nước sâu còn ít được thăm dò và quan trọng hơn là  trữ lượng các mỏ dầu ở biển sâu thường lớn hơn nhiều so với  ở khu vực biển nông.

Bên cạnh đó, sản lượng khai thác trung bình của các mỏ vùng nước sâu cũng lớn hơn vùng nước nông. Những con số thống kê cho thấy, năm 2004 có 67% số mỏ vùng nước sâu khi thăm dò có phát hiện dầu khí, đạt tỷ lệ cao. Từ năm 2005-2009 các mỏ dầu khí lớn trên thế giới đều được phát hiện ra ở vùng nước sâu và cực sâu, đưa tổng trữ lượng phát hiện từ vùng biển sâu và cực sâu chiếm 50% tổng trữ lượng dầu khí phát hiện trên toàn thế giới.

Năm 2009 toàn thế giới phát hiện gần 500 mỏ dầu thì 340 mỏ trên đất liền chỉ chiếm 35% trữ lượng, 80 mỏ ở vùng biển nước nông chiếm 20% trữ lượng, còn lại 60 mỏ vùng nước sâu chiếm tới 45% trữ lượng, như vậy một mỏ vùng nước sâu có trữ lượng gấp hơn 3 lần mỏ nước nông và 7 lần mỏ trên đất liền. Tổng trữ lượng dầu khí vùng biển sâu cũng đang tăng cao, nếu như năm 2004 là 3,4 tỷ thùng thì đến 2009 đã là 17 tỷ thùng.

Nhu cầu xăng dầu trên thế giới đang tăng cao cũng là nguyên nhân khiến cho việc tìm kiếm dầu tại vùng nước sâu và cực sâu ngày càng nhôn nhịp. Theo thống kê của Công ty tư vấn Douglas Westwood (Anh), từ năm 1985 - 2000, dân số thế giới tăng 20% và nhu cầu xăng dầu tăng 22%, còn dự báo từ 2001- 2020 dân số thế giới tăng khoảng 22% nhưng nhu cầu xăng dầu sẽ tăng khoảng 51%.

Năng lượng thế giới hiện nay sử dụng chủ yếu là dầu khí, chiếm tới 62%, vì vậy khi nhu cầu năng lượng tăng, giá dầu mỏ tăng dẫn đến việc tìm kiếm ngày càng tăng.

Việt Nam đã  phát triển ngành  công nghiệp dầu khí được 35 năm, toàn bộ số dầu thô thu được đều xuất phát từ ngoài biển. Hiện công tác thăm dò dầu khí của Việt Nam mới chỉ thực hiện ở vùng biển nước nông từ 50-60 m trong khu vực thềm lục địa, còn một vùng rộng lớn chưa  thực hiện đó là vùng biển nước sâu. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ thực hiện các hoạt động dầu khí tại vùng biển nước sâu và xa bờ, ở độ sâu khoảng 1.200m. Việc tiến ra vùng biển sâu là xu hướng tất yếu, nhưng với ngành dầu khí Việt Nam còn non trẻ sẽ gặp nhiều thách thức. Các vấn đề về kỹ thuật, tài chính, tổ chức thực hiện... được cho là những rào cản lớn.

Ra biển sâu thường phải áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại như vậy chi phí sẽ tốn kém và lớn, thời gian kéo dài và cần có hạ tầng cơ sở, phương tiện tốt phục vụ cho vận chuyển, lắp dặt, thi công...

Hiện Việt Nam đã đóng được các dàn khoan khai thác dầu khí ở độ sâu 90m, 120m và 130m đây là bước đệm để hướng ra biển sâu, nhưng đây cũng  vẫn là những dàn khoan  cố định, thường ra biển sâu phải dùng các dàn khoan nổi, thì chưa thể làm được; việc xây dựng các cảng dầu khí mới cũng cần nhiều thời gian... Việc tiến ra biển sâu tuy gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng như đã nói sẽ là xu hướng tất yếu và cũng đầy triển vọng, nó sẽ đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển của đất nước. Nếu giải quyết tốt các thách thức, kiểm soát tốt các rủi ro sẽ là tiền đề đem lại thành công cho chiến lược phát triển các dự án vùng nước sâu, xa bờ.

  • Trần Thủy

 

 

Deep sea mining is a relatively new mineral retrieval process that takes place on the ocean floor. Ocean mining sites are usually around large areas of polymetallic nodules or active and extinct hydrothermal vents at about 1,400 - 3,700 meters below the ocean’s surface.[1] The vents create sulfide deposits, which contain precious metals such as silver, gold, copper, manganese, cobalt, and zinc.[2][3] The deposits are mined using either hydraulic pumps or bucket systems that take ore to the surface to be processed. As with all mining operations, deep sea mining raises questions about environmental damages to the surrounding areas


 

[1]1,144,800 sq. mi. Includes Black Sea and Sea of Azov.

Free Web Hosting