04/26/12 |
|
西沙海战 Tây-Sa Hải-Chiến Lời Webmaster: Bài viết này để trả lời Chatters Paltalk về các câu hỏi (1) TC viết ǵ đặc-biệt về trận Hải-chiến Hoàng-Sa, (2) Tại sao lại có chuyện HQ-16 trúng đạn của ta. (3) Chiến-hạm nào khai-hoả đầu tiên, (4) Định-mệnh tàn-nhẫn nào dành cho Phân-đoàn HQ-5/HQ-10 khi đi tăng cường, (5) Mấy tài-liệu xuyên-tạc nào? "Hải-Quân Bội-phản", Ai làm vậy... Các câu trả lời là theo quan-điểm cá-nhân của riêng chúng tôi trong vị-thế trách-nhiệm của SQ Kế-Nhiệm Quyền Chỉ-Huy tại Hoàng-Sa năm 1974.
Trung-Cộng gọi Quần-đảo Hoàng-Sa của Việt-Nam là Tây-Sa. Người Tàu từng gọi nhiều tên bất-nhất. Họ tưởng Quần-đảo có 7 đảo nên gọi là Thất-Châu, có khi nghe nói 9 đảo nên đặt tên biển Hoàng-Sa là Cửu-đảo-dương. Truyện mấy người Tàu khôi-hài, tức cười… Quư Vị nào muốn tự t́m hiểu thêm về Hải-Chiến Hoàng-Sa, có thể search (qua Google hay qua các search engine khác) những chữ Trung-Hoa như 西沙海战 1974 (Hán Nôm: Tây Sa, Hải Chiến, 1974 - Copy & Paste vào ô trống của Google) . Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1 Khu-Trục-Hạm (HQ-4), 2 Tuần-Dương-Hạm (HQ-5, HQ-16) và 1 Hộ-Tống-Hạm (HQ-10) đă anh-dũng chiến-đấu chống-trả cuộc xâm-lăng của Đế-quốc Trung-Cộng vào quần-đảo Hoàng-Sa thuộc lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Hoà.[1] Bộ Ngoại-giao Việt-Nam Cộng-Hoà ra tuyên-cáo ngay trong ngày đó, đại-ư như sau: Sáng ngày hôm nay 19.1/1974, hồi 10 giờ 20, để bảo-vệ lănh-hải, Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư mang số HQ-4, [2] đă phản-pháo vào Hộ-Tống-Hạm Trung-Cộng[3]... mở đầu trận Hải-Chiến Hoàng-Sa.[4] Website Trung-Cộng viết: Ngay khi có pháo-hiệu (đương-nhiên là vô hại), những trái đạn đầu tiên từ HQ-4 bắn ra, do ngắm từ lâu nên trúng đích, hạ các Hạm-Trưởng và làm tử-thương chính-ủy (Mă Ṭng Bách 马松柏) .(Dịch âm Hán-Việt từ : Nam việt quân hạm đích đệ nhất pháo miểu chuẩn đích thị trung phương hạm đĩnh đích chỉ huy thai, do vu ḱ miểu chuẩn liễu ngận trường th́ gian, sở dĩ pháo đạn đả đích ngận chuẩn. Nhất bài pháo hạ lai, trung phương đích kỉ cá hạm trường dữ chánh ủy phi tử tức thương)[5]… Một Ông Tướng Hải-Quân VNCH lại nói bắn không trúng (sic!) Theo Tài-liệu và h́nh-ảnh trưng-bày của Trung-Cộng, trong giai-đoạn chót của Hải-chiến; HQ-4 tả-xung hữu-kích giữa các chiến-hạm địch. Trừ Tảo-Lôi-hạm 389 đang nguy-cấp (nước ngập, sắp ch́m), các tàu Trung-Cộng 271/274/396 “tập-trung cận-xạ” vào HQ-4 vv… Phía Việt-Nam, HQ-4 đoạn-chiến hồi 11:00 trong khi Hạm-đội địch ào-ạt tăng-cường. Một Tiềm-thuỷ-đĩnh nguyên-tử cũng được cấp-tốc gửi tới. Sáng hôm sau, Trung-Cộng với lực-lượng hùng-hậu đổ-bộ và chiếm toàn-thể quần-đảo Hoàng-Sa.
H́nh-ảnh tại cầu tàu Tiên-Sa Đà-Nẵng sáng ngày 20-1-1974. Hậu-cảnh là HQ-4, nhân-viên đang làm việc tu-bổ chiến-hạm. Từ phải sang trái: HQ Đại–tá Hà-Văn-Ngac (chân mang dép v́ té trên HQ-5) CHT/HhQ; HQ Trung-Tá Vũ-Hữu-San, HT/HQ-4; Tư-Lệnh Hải-Quân VNCH; HQ Đại–tá Nguyễn-Viết-Tân, CHT Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải; 2 Sĩ-Quan Biệt-Hải và 2 Sĩ-Quan Người-Nhái. Nhận-xét về tương-quan lực-lượng Hải-Quân đôi bên trong trận Hải-chiến này, Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH thời ấy đă viết như sau: “Hải-Quân Việt-Nam được trang-bị cho nhiệm-vụ chính-yếu là tuần-tiễu các vùng sông-ng̣i và ngăn-chặn địch-quân xâm-nhập vào vùng duyên-hải, thực-sự không phải là đối-thủ của một Hải-Quân tân-tiến như Hải-Quân Trung-Cộng trong một trận Hải-chiến tuy ngắn-ngủi nhưng ác-liệt tại Hoàng-Sa vào năm 1974”.[6] Có nhiều bài viết và sách báo quốc-tế đă bênh-vực cho lẽ phải chủ-quyền của Việt-Nam[7]. Riêng pho sách bàn-luận về chiến-lược Hải-lực Thế-giới "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" đă đề-cao tinh-thần kiên-quyết của HQVN chống xâm-lược. Chủ-biên là Robert Gardiner viết rằng: "Không những chiến-hạm Việt-Nam đă dũng-cảm bắn ch́m hai tàu địch, gây hư-hại nặng cho 2 chiếc khác của Siêu-cường Trung-Cộng ngoài Hoàng-Sa, mà lại c̣n (có khả-năng) gửi thêm quân pḥng-thủ tăng-cường cho Trường-Sa tiếp-tục chặn-đứng âm-mưu lấn-chiếm của chúng."[8] Đổi lại, thiệt-hại của HQVNCH rất nhẹ, chỉ có Hộ-Tống-Hạm HQ-10 bị ch́m.[9]
Tổng-kết thiệt-hại của HQ Trung-Cộng và HQ Việt-Nam Nhờ thi-hành những âm-mưu thâm-độc và lợi-dụng đúng thời Việt-Nam Cộng-Hoà suy-yếu; Trung-Cộng đă xâm-lăng cưỡng-chiếm được cả vùng biển đảo này của VNCH. Thế nhưng nếu chỉ nh́n vào góc-cạnh nhỏ-bé là hải-chiến không thôi, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà với tinh-thần quyết-tử đă hoàn-toàn chiến-thắng địch-quân[10]. Tổng-kết thiệt-hại đôi bên chứng-minh rơ-ràng điều đó. Khi bàn-luận về Hải-lực Thế-giới, giới quân-sự tin-tưởng ở những báo-cáo chính-xác như của "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" v́ uy-tín quá lớn của Ban Biên-Tập và Nhà Xuất-bản kỳ-cựu hàng mấy thế-kỷ qua. Như trên đă nói, Chủ-biên Robert Gardiner viết ngắn-gọn: "chiến-hạm Việt-Nam đă bắn ch́m hai tàu địch, gây hư-hại nặng cho 2 chiếc khác của Trung-Cộng. Thiệt-hại của HQVNCH rất nhẹ, chỉ có một Hộ-Tống-Hạm bị ch́m. Theo Bách-Khoa Từ-Điển Wikipedia Encyclopedia, từ-mục “Battle of Hoang Sa 1974” căn-cứ vào các nguồn tin Trung-Cộng th́ có tất cả 6 chiến-hạm (TC) trúng đạn của Hải-Quân Việt-Nam. Nguyên-văn: From the sources of China, on the Chinese side, all No. 274, No. 271, No. 389 and No. 396 were hit, No. 281, No. 282, No. 402 and No. 407 malfunctioned; on Vietnamese side, HQ-10 was sank. China captured 48 prisoners, including 1 American.[11] Phía VNCH, vào ngày 19-1-1974, Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH lập-tức công-khai phát-thanh hay đưa lên mặt báo về kết-quả trận đánh Hoàng-Sa. Một tập tài-liệu có thể gọi được là tiêu-chuẩn, nhan-đề “Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam” tường-tŕnh tổn-thất đôi bên như sau: VNCH: 1 chiếc chiến-hạm bị hư-hại toàn-diện, 1 chiếc bị hư-hại nặng, 2 chiếc bị hư-hại nhẹ. Trung-Cộng: 1 chiến-hạm loại Kronstadt bi cháy toàn-diện và đắm-ch́m, 1 chiếc bị trúng đạn hư-hại nặng, phải ủi vào bờ, sau đó nổ-tung, 2 chiếc bị hư-hại nặng.[12] Và sau cùng, muốn xác-nhận lại kết-quả, người ta xem tài-liệu Trung-Công viết ra sao. Tuy Quân-đội Trung-Cộng thường tuyên-truyền, nhưng cũng đă nói ra sự thật. “http://military.china.com/zh_cn/bbs/11018441/20040713/11779747.html” là trang thuộc mạng-lưới điện-toán Trung-Cộng trưng-bày hai h́nh-ảnh mà họ gọi là “lịch-sử” sau đây: (1) H́nh chiếc T-389 (Tảo-Lôi-Hạm) ch́m tại Hoàng-Sa (trưng-bày tại Bảo-Tàng-Viện HQ, Qingdao Navy Museum) và (2) H́nh Liệp-Tiềm-Đĩnh K-274 sau khi trục-vớt, được một chiếc Trục-Vớt-Hạm kèm hông đưa về bến. Một số người tượng-trưng đứng đón chiếc tàu tơi-tả, hoàn-toàn bất-khiển-dụng đang được đẩy vào cầu tàu.
H́nh trưng-bày tại Bảo-Tàng-Viện HQ/TC (Qingdao Navy Museum) về Tảo-Lôi-Hạm T-389 ch́m tại Hoàng-Sa.
274号猎潜艇---西沙海战的主力舰艇之一
H́nh Liệp-Tiềm-Đĩnh K-274 được một chiếc Trục-Vớt-Hạm kèm hông đưa về bến.
Đặc-biệt theo Trung-Cộng th́ ngoài những hoạt-động tác-chiến của HQVNCH cũng tương-tự như các bản tường-tŕnh của VNCH[15], nhưng “thời-khoảng” hải-chiến Hoàng-Sa của họ lại khác. Trong một số báo-cáo Hải-chiến, Trung-Cộng cho rằng cuộc chiến kéo dài tới hơn 4 tiếng đồng-hồ[16]. Diễn-tiến “tác-chiến” sau hồi 11:00 được kể lại kèm với các công-tác khẩn-cấp pḥng-tai và cứu-trợ nhau để tàu khỏi ch́m.[17] Đặc-biệt là sự “tác-chiến anh-dũng” của hai Hộ-Tống-Hạm cao-tốc 30.5 gút (281 & 282). Dưới sự điều-động của (Hải) Đội-Trưởng Lưu-Hi-Trung, hai Liệp-Tiềm-Đĩnh[18] này “nhập chiến-tràng” bắn ch́m HQ-10 của HQVN vào hồi 2 giờ 52 phút chiều.
V́ HQ Trung-Cộng tại Hoàng-Sa đă bị tê-liệt, lại sợ tàu HQVN phản-ứng bất-lợi, Quân-Ủy Trung-Ương TC phải ra lệnh vội-vă cho 2 Liệp-Tiềm-Đĩnh lớp 037 cao-tốc (30.5 gút) này chạy đến thanh-toán HQ-10 vào buổi chiều ngày 19-1-1974. 1nguyệt 18nhật chu ân lai tổng lí chủ tŕ “trung ương chánh tŕ cục hội nghị ”,đề nghị trung ương quân ủy thành lập do diệp kiếm anh khiên đầu ,hữu vương hồng văn 、trương xuân kiều 、đặng tiểu b́nh 、trần tích liên (cương cương đối điều đáo nhâm đích bắc kinh quân khu ti lệnh viên )、tô chấn hoa (1973niên phục chức đích hải quân chánh ủy )tham gia đích lục nhân tiểu tổ ,thảo luận xử lí trung ương quân ủy đích đại sự cập khẩn cấp tác chiến sự hạng
Hung-hăng hiếu-chiến nhất là Đặng-Tiểu-B́nh, lấn-lướt luôn quyền của Diệp-Kiếm-Anh là "đầu thảo". Mao-Trạch-Đông, Chu-Ân-Lai cũng tham-gia điều-động lực-lượng. Trận chiến Hoàng Sa không thể là biến-cố tuần-tiễu thông thường và nhất-định không thể chỉ là Tao-Ngộ-Chiến.
H́nh trái: HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc, Chỉ-Huy-Trưởng cuộc Hành-Quân Bảo-Vệ Hoàng-Sa trong giai-đoạn chót khi hải-chiến. H́nh phảii:HQ Thiếu-Tá Ngụy-Văn-Thà (h́nh chụp khi c̣n là SVSQ son trẻ), vị Hạm-Trưởng chết theo chiến-hạm HQ-10. * * *
Sau hải-chiến, HQ-4 tiếp-tục hành-quân phía Nam Hoàng-Sa 2 tuần-lễ nữa. Ngày HQ-4 trở về Quân-Cảng Sài-G̣n, trong tiếng hát hùng-tráng "Tiếng Sóng Vân-Đồn", Đô-Đốc Diệp-Quang-Thuỷ và toán danh-dự chào-đón, Ban Nghi-Lễ mời một số thân-nhân thăm chiến-hạm. Bản tuyên-dương trước Quân-Đội được đọc và Đài Chỉ-Huy chiến-Hạm gắn Nhành Dương-Liễu thứ nh́, Thuỷ-Thủ-Đoàn mang thêm Giây Biểu-Chương màu Anh-Dũng Bội-tinh.
Những h́nh trên đây là các chiến-hạm thuộc Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam: Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư (HQ-4), 2 Tuần-Dương-Hạm Trần-B́nh-Trọng (HQ-5), Lư-Thường-Kiệt (HQ-16) và Hộ-Tống-Hạm Nhật-Tảo (HQ-10).
Vị-trí Quần-đảo Hoàng-Sa, nơi diễn ra trận hải-chiến ngày 19-1-1974.
Sơ-đồ điều quân của trận hải-chiến Hoàng-Sa quanh hai đảo Duy-Mộng và Quang-Hoà Đông (chữ Nho là ghi-chú của phía Trung-Cộng, vị-trí chiến-hạm TC khá phù-hợp với thực-tế). Sơ-đồ này dựa theo các vị-trí trong Phúc-tŕnh Hành-Quân Hoàng-Sa của HQ-5 có chữ kư và đóng dấu của HQ Trung-Tá Pham-Trọng-Quỳnh. Xin xem kỹ để biết tại sao (1) việc đổ-bộ bất thành, (2) friendly fire v́ thi-hành sai kế-hoạch.
Vài đoạn trong Phúc-tŕnh Hành-Quân Hoàng-Sa của HQ-5 có chữ kư và đóng dấu của HQ Trung-Tá Pham-Trọng-Quỳnh.
Sơ-Đồ HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc hoàn-toàn "khác", ngay từ điểm HQVN tập-trung, qua điểm đổ-bộ cho cả đến khi triệt-thoái... và có tới 6 tàu Trung-Cộng tăng-viện nữa. Nhưng quan-trọng nhất là vị-trí mục-tiêu không phải chỗ mũi tên (không bao giờ có địch ở vị-trí này). Bài viết của Ông Trần-Đỗ-Cẩm có lẽ đă sử-dụng "nội-dung" sơ-đồ này, chỉ hơi khác h́nh-thức tŕnh-bày.
H́nh-ảnh Kronstadt 274 và 271 của Trung-Cộng, chụp từ Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 (khoảng cách chừng 400 và 450m, ngoài khơi Duy-Mộng) ngay trước trận hải-chiến một giờ. Lưu-ư các Chiến-hạm Trung-Cộng đều chĩa tất cả hải-pháo nhắm thẳng vào một ḿnh HQ-4. Tàu 274 "abroad side" trong khi súng sân sau chiếc 271 cũng vậy (súng sân trước hướng thiên, có lẽ đang tu-chỉnh), sẵn-sàng nhả đạn.
Một bản hùng-ca về Hải-Chiến Hoàng-Sa: “HQ-4 đánh ch́m tàu Trung-Cộng”.
Yếu-tố tập-kích bất-ngờ với số-lượng lớn-lao những chiến-đĩnh có vận-tốc cao đă từng được dự-trù trong kế-hoạch tái-chiếm Hoàng-Sa.
Đặc-tính của Hộ-Tống-Hạm Kronstadt thuộc Lực-Lượng Hải-Quân Trung-Cộng. Lưu-ư là HQ-4 có cỡ hải-pháo nhỏ & ṇng ngắn hơn nhiều, chỉ 3 inches x 50 mà thôi.
Đặc-tính của Trục-Lôi-Hạm T 43 thuộc Lực-Lượng Hải-Quân Trung-Cộng. Vũ-khí sân trước, thay v́ 37 ly kép tiêu-chuẩn, hai tàu tham-chiến 389 và 396 đều được trang-bị súng 3.9 in.
Phụ-Bản 1 Tuyên-cáo của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam Cộng-Hoà số 015/BNG/TTBC/TT (Ngày 19.1.1974)
Sau khi mạo-nhận ngày 11-1-1974 chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa của Việt-Nam Cộng-Hoà, Trung-Cộng đă đưa Hải-Quân tới khu-vực Hoàng-Sa, và đổ-bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang-Hoà và Duy-Mộng. Lực-lượng Hải-Quân Trung-Cộng gồm 11 chiến-đĩnh thuộc nhiều loại và trọng-lượng khác nhau, kể cả tàu loại Komar có trang-bị hoả-tiễn. Để bảo-vệ sự vẹn-toàn lănh-thổ và nền an-ninh quốc-gia trước cuộc xâm-lăng quân-sự này, các lực-lượng Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà trấn-đóng trong khu-vực này đă ra lệnh cho bọn xâm-nhập phải rời khỏi khu-vực. Thay v́ tuân-lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành-động khiêu-khích như đâm thẳng vào các chiến-đĩnh Việt-Nam. Sáng ngày nay 19.1/1974, hồi 10 giờ 20, một Hộ-Tống-Hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đă khai-hoả bắn vào Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư mang số HQ-04 [19] của Việt-Nam Cộng-Hoà. Để tự-vệ, các chiến-hạm Việt-Nam đă phản-pháo và gây hư-hại cho Hộ-Tống-Hạm Trung-Cộng. Cuộc giao-tranh hiện c̣n tiếp-diễn và đang gây thiệt-hại về nhân-mạng và vật-chất cho cả đôi bên. Các hành-động quân-sự của Trung-Cộng là hành-vi xâm-phạm trắng-trợn vào lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Hoà, và một lần nữa vạch-trần chính-sách bành-trướng đế-quốc mà Trung-Cộng liên-tục theo-đuổi, đă được biểu-lộ qua thôn-tính Tây-Tạng, cuộc xâm-lăng Đại-Hàn và Ấn-Độ trước kia. Việc Trung-Cộng ngày nay xâm-phạm lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Hoà không những chỉ đe-doạ chủ-quyền và an-ninh của Việt-Nam Cộng-Hoà, mà c̣n là một hiểm-hoạ đối với nền hoà-b́nh và ổn-cố của Đông-Nam-Á và toàn thế-giới. Với tư-cách một nước nhỏ bị một cường-quốc vô-cớ tấn-công, Việt-Nam Cộng-Hoà kêu-gọi toàn-thể các dân-tộc yêu-chuộng công-lư và hoà-b́nh trên thế-giới hăy cương-quyết lên án các hành-vi chiến-tranh thô-bạo của Trung-Cộng nhằm vào một quốc-gia độc-lập và có chủ-quyền để buộc Trung-Cộng phải tức-khắc chấm-dứt các hành-động nguy-hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung-Cộng tự-do tiến-hành cuộc xâm-lấn trắng-trợn này là khuyến khích kẻ gây-hấn tiếp-tục theo-đuổi chính-sách bành-trướng của chúng và sự hiện-diện này đe-doạ sự sống c̣n của những nước nhỏ đặc-biệt là những nước ở Á-Châu. Trong suốt lịch-sử, dân-tộc Việt-Nam đă đánh bại nhiều cuộc ngoại-xâm. Ngày nay, Chánh-phủ và nhân-dân Việt-Nam Cộng-Hoà cũng nhất-định bảo-vệ sự toàn-vẹn lănh-thổ quốc-gia. (Tài-liệu ronéo của Bộ Ngoại-giao VNCH, số 015/BNG/TTBC/TT). Làm tại Sài-G̣n, ngày 14 tháng 2 năm 1974.
Phụ-Bản 2 Về Tổn-thất của HQVN trong Hải-Chiến Hoàng-Sa
Tổn-thất Hải-Chiến TC chỉ có một Tàu Cá hư-hại Đài chỉ-huy!? Trong những năm sau 1974, Trung-Cộng bưng-bít không hề loan-báo những thiệt-hại về tàu-bè của họ khi đụng-độ với HQVNCH tại Hoàng-Sa. Tờ báo có tiếng nói chính-thức của họ tại hải-ngoại là nguyệt–san Peking Review sau này là Beijing Review chỉ lập đi lập lại mấy ḍng tương-tự như: Ngày 18-1-1974, HQVN vô-cớ tông ngang các tàu cá 402 và 407 của họ, phá bể đài chỉ-huy tàu số 407 của Nam-Hải Ngư-nghiệp Công-ty. Ngày 19-1, HQ Sài-G̣n bắn giết ngư-dân và đổ-bộ xâm-lăng đảo nhưng không thành-công. Hồi 10:30 giờ cùng ngày, máy-bay và chiến-hạm Việt-Nam đồng-loạt tác-xạ vào các tàu tuần Trung-Hoa. Quá sức chịu-đựng nên ngư-dân và tàu tuần của họ bắt-buộc phải phản-pháo để tự-vệ.[20] Tuy Trung-Hoa có nói đến một chiến-hạm Việt-Nam bị bắn ch́m, nhưng không đả-động ǵ đến thiệt-hại của chiến-hạm phía họ, làm như chuyện đánh nhau chỉ làm cho một chiếc tàu cá hư-hại đài chỉ-huy mà thôi! Ba tuần sau khi Hải-chiến chấm-dứt, Bộ máy tuyên-truyền vĩ-đại của Trung-Cộng hoạt-động mạnh-mẽ để tung khói-mù chủ-quyền Hoàng-Sa khắp thế-giới. Trong khi hàng triệu cuốn sách lớn “Tây-Sa Hải-Chiến” phát ra cho một tỷ người Tàu trong nước, mấy trăm ngàn cuốn thơ (verse) nhỏ hơn đă được dịch vội-vàng sang tiếng Anh. Sách nhan-đề “Tây-Sa Hải-Chiến, Tường-thuật bằng Thơ”-Battle of the Hsisha Archipelago- xuất-bản tại Bắc-Kinh ngày 10-3-1974[21] đă được phổ-biến ở hải-ngoại, tất cả các trường đại-học Hoa-kỳ đều được tặng miễn-phí. Tập thơ anh-hùng-ca này cũng như cuốn sách lớn hơn, “Tây-Sa Hải-Chiến”, đều được viết dưới sự chỉ-đạo của Chính-Trị Bộ và Quân-Ủy Trung-Ương, tŕnh-bày rất hào-nhoáng màu-mè, đầy vẻ tuyên-truyền; không có phần nào nói chiến-hạm Hồng-quân bị ch́m đắm hay bất-khiển-dụng. Tác-giả “thi-sĩ lớn” Chang Yung-Mei có đề-cập đến một chiến-hạm Việt-Nam bị ch́m, một tàu cá “hợp-tác xă” bị HQ-4 điên-cuồng húc bể pḥng lái. Mấy câu thơ của Chang khá khôi-hài khi kể chuyện những anh-hùng của họ tung lựu-đạn, dùng súng tay bắn tiêu-diệt để loại-trừ Hải-quân ta.
H́nh b́a cuốn sách “Tây-Sa Hải-Chiến, Tường-thuật bằng Thơ” -Battle of the Hsisha Archipelago- 1974, Hồng-Quân TC hải-chiến với lựu-đạn!
Cho đến thời-điểm năm 2009, rất nhiều h́nh-ảnh tương-tự được t́m thấy trên sách-báo và Websites Trung-Cộng. Cuốn sách Khảo-cứu (không phải Hồi-kư) sắp xuất-bản của Tác-giả: “H́nh-ảnh Hải-Chiến Hoàng-Sa với HQ-4” sẽ công-bố thêm các tài-liệu từ năm 1974 c̣n lưu-trữ như các Công-Điện Hành-Quân, Phúc-Tŕnh Báo-Cáo Hành-Quân, thủ-bút các giới-chức và nhiều tài-liệu liên-hệ khác.
H́nh-ảnh rất khôi-hài: vận tiểu-lễ áo trắng đầu trần, Hồng-Quân quăng lựu-đạn vào Khu-Trục-Hạm “Trần K…” đang cháy nghi-ngút của VNCH.
Mấy phân-cảnh khi HQ-4 khai-hoả những phát súng đầu tiên tại HoàngSa và ủi thủng lỗ đài chỉ-huy của tàu vơ-trang Trung-Cộng.
H́nh-ảnh những phút cận-chiến ác-liệt nhất. “Tàu radar” KTH Trần-Khánh-Dư HQ-4 và Kronstadt 274 đang cố gắng triệt-hạ nhau trong khoảng cách không quá 400 yards. Hữu-hạm HQ-4 lănh tối-thiểu 400 viên đạn thù (bản báo-cáo c̣n lưu). Tàu địch trúng đạn ngay lái, tông vào đảo san-hô. H́nh-ảnh được Quân-Ủy Trung-Cộng cho phép lên mạng: http://war.news.163.com/07/0803/15/3KVT172H00011232_2.html
H́nh-ảnh những phút cuối cùng của hải-chiến. “Tàu radar” KTH Trần-Khánh-Dư HQ-4 đang một ḿnh tả-xung hữu-kích giữa Hạm-Đội Trung-Cộng: 271/274/396 “tập-trung cận-xạ”. Bài viết được Quân-Ủy Trung-Cộng cho phép lên mạng: http://war.news.163.com/07/0803/15/3KVT172H00011232_2.html.[22] Sau những loạt trao-đổi hải-pháo cuối cùng này với HQ-4, toàn thể lực-lương Trung-Cộng bị tê-liệt.
Việt-Nam Cộng-Hoà và Giới Truyền-thông Quốc-gia Phía Việt-Nam Cộng-Hoà ngay sau biến-cố, Tư-Lệnh HQVN cũng như Tư-Lệnh HQ Vùng 1 Duyên-Hải lập phiếu-tŕnh lên thượng-cấp[23] về diễn-tiến hành-quân và báo-cáo kết-quả thiệt-hại đôi bên. Giới truyền-thông quốc-gia và các cơ-quan phát-ngôn chính-thức của chính-phủ Việt-Nam[24], kể cả Bộ Tổng-Tham-Mưu lập-tức công-khai phát-thanh hay đưa lên mặt báo về kết-quả trận đánh Hoàng-Sa. Riêng trong tập-thể Quân-lực một triệu người của VNCH, ngoài báo định-kỳ như tờ Quân-đội và Chiến-Sĩ Cộng-Hoà[25], c̣n có những ấn-phẩm quan-trọng được in tới hơn 20,000 bản do Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị phân-phối ngay. Đó là tập tài-liệu nhan-đề “Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Qua hơn 50 trang giấy, nhiều tác-giả đă hợp-tác với Cục Tâm-Lư-Chiến để tŕnh-bày hoạt-động hành-quân của HQVN tại Quần-đảo Hoàng-Sa. Đặc-biệt, tổn-thất đôi bên trong Hải-Chiến Hoàng-Sa được ghi-nhận rơ-ràng như sau: VNCH: 1 chiếc chiến-hạm bị hư-hại toàn-diện, 1 chiếc bị hư-hại nặng, 2 chiếc bị hư-hại nhẹ. Trung-Cộng: 1 chiến-hạm loại Kronstadt bi cháy toàn-diện và đắm ch́m 1 chiếc bị trúng đạn hư-hại nặng, phải ủi vào bờ, sau đó nổ tung, 2 chiếc bị hư-hại nặng.[26]
Báo-chí VNCH đă ghi chép, vẽ lại h́nh-ảnh và cả hướng đi của các chiến-hạm HQVN khi tác-chiến. HQ-4 bên phải hướng 070, HQ5 bên trái hướng 270. Đây là những h́nh-ảnh trên báo Lướt-Sóng năm 1974, số Đặc-biệt “Chiến-thắng Hoàng-Sa”. H́nh dưới trích & duyệt lại Sơ-đồ của BTL/HhQ Biển, giải-thích việc HQ-4 một ḿnh xung-kích. HQ-5 đáng lẽ ra phải theo sau OTC (Officer Tactical Command trên HQ-4) lại chạy qua hướng Tây, xảy ra "friendly fire" với HQ-16, không đúng tinh-thần Quân-đội"Binh Nh́ chạy theo Binh Nhất" (Reference: bài viết của TrươngVănLiêm-HQ5 <<< Bấm Chuột!). Trong khi HQ-5 chạy sai hướng th́ HQ-16 c̣n sai vị-trí quá xa hơn nữa, chiến-hạm này đáng lẽ phải tới đảo Duy-Mộng/Quang-Hoà Đông để hành-quân đổ-bộ th́ chạy xuống phía Tây của đảo Quang-Hoà Tây. Lưu ư là các tàu TC có nhiệm-vụ chính, phải bảo vệ Duy-Mộng và Quang-Hoà Đông và các tàu yểm-trợ neo tránh gió mùa Đông-Bắc tại đây.
Xác-định Kết-quả trận Hải-Chiến Hoàng-Sa 1974 làm sao cho Chính-xác trong Hải-Sử Đối với các Nhà Quân-Sự, nhất là các các Nhà Chiến-Thuật Chiến-Lược (Hải-Quân hay Lục-Quân) theo đúng binh-thư binh thuyết th́ việc đo lường mức-độ thành-công hay thất bại của một cuộc chiến (trên biển hay trên bộ) phải căn-cứ trên khả-năng c̣n lại của hai bên (Hạm-đội hay Lực-lượng) sau khi đụng-độ. Như vậy cuộc Hải-Chiến Hoàng-Sa thưc-sự là một cuộc toàn-thắng về phía Hải-Quân Việt-Nam. Mục tiêu của ta là dùng số lượng ít ỏi, chỉ với 4 chiến-hạm quyết chiến quyết thắng, tiêu-diệt chớp-nhoáng số lượng địch-quân không những đông-đảo mà c̣n đang được ồ-ạt tăng-viện. Mục-tiêu như vậy đă được chu-toàn v́ tất-cả lực-lương địch trực-chiến với ta đều bị trúng đạn tê-liệt, bị KO Knock-Down “nằm bất-động trên vơ-đài’, và hiển-nhiên đă bị loại ra khỏi ṿng chiến.[27] Khi Trung-Cộng nói khoả-lấp, nêu cao sự “tác-chiến anh-dũng” của hai Liệp-Tiềm-Đĩnh cao-tốc mới tới (281 & 282). họ cũng phô-bày rơ-rệt sự đại-bại hoàn-toàn trong hải-chiến. Trung-Cộng không thể che-dấu được sự tê-liệt của Lực-lượng TC kéo dài suốt 3 tiếng đồng-hồ. Chỉ tiếc rằng VNCH lúc đó trơ-trọi có 4 chiến-hạm. Giả-dụ như nếu ta điều-động được 6, được 8 chiến-hạm (hay nhiều hơn) th́ t́nh-h́nh đă đổi khác. Chắc-chắn rằng HQ-10 được cứu, và rất có thể quần-đảo Hoàng-Sa vẫn c̣n trong tay Việt-Nam ta. Lại c̣n có người chỉ nghe nói “toàn thắng hải-chiến” mà suy-luận ra cái lỗi của HQVN không quay lại giữ Hoàng-Sa. Sự thực là chiến-hạm ta đă tṛn nhiệm-vụ, quay lại cũng hy-sinh vô ích mà thôi. Với ḷng yêu nước có nồng-cháy bao nhiêu đi nữa th́ hậu-thế cũng nên hiểu khả-năng đoàn chiến-hạm Hoàng-Sa bé-nhỏ, thông-cảm cho quyền-hạn của Hạm-Trưởng thật ít-ỏi, hạn-chế trước một trách-nhiệm quá lớn lao. Khi có lệnh của cấp chỉ-huy nói đoạn-chiến là phải thi-hành, ngay lập-tức không tŕ-hoăn, rời chiến-trường... Như Tác-giả đă "tâm-sự" mấy chục năm về trước, thân-phận cá-nhân chúng tôi nhỏ bé, chỉ cố-gắng làm và cam nhận: Hải-đội Hoàng-Sa chỉ làm được đến vậy mà thôi". Định-mệnh đă an-bài cho sinh-mạng một số chúng tôi nhẹ-nhàng, nhưng đă quá khắt-khe cho Hải-đội đi tăng-cường[28]. HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc dẫn đi một chiếc Tuần-Dương-Hạm mà Hạm-Trưởng vừa nhận tàu mấy ngày trước và một chiếc Hộ-Tống-Hạm một máy... Định-mệnh bắn vào nhau làm gần ch́m HQ-16 và chôn vùi HQ-10 xuống biển sâu. Đại-Tá Ngạc qua Hoa-Kỳ, gần cuối đời hồi-tưởng lại lúc hải-chiến chân khập-khễng, từ Đài chỉ-huy đi xuống tầng dưới (mà Ông tưởng là Trung-Tâm Chiến-Báo), vẽ sơ-đồ Hành-Quân ở xa mục-tiêu Duy-Mộng/ Quang-Hoà Tây chục cây-số. Ông (không có mặt trên Đài Chỉ-Huy, "tai nghe mắt thấy" vách tường sắt dưới Pḥng Truyền-Tin) "nhớ" HQ-4 bám sát tàu địch, bắn súng liên-thanh ngoài biển rộng! Ông cũng hồi-tưởng việc HQ-4 xin Ông bắn thử súng (nghĩa là bắn không nhắm mục tiêu), mà lại xin bắn thử đến ba lần. (xem HồHải & HảiChiến).
Không từng tai nghe mắt thấy Hải-Chiến... mà viết bài, viết sách cho đọc, vẽ vời video cho xem, làm audio cho nghe... láo lếu quá! Qua những buổi nói chuyện về Hải-Chiến Hoàng-Sa trên Paltalk, tôi nhận được thắc-mắc của Huỳnh-Dzũng, một chatter c̣n trẻ và quen-thuộc, viết như sau: "Đọc email của bác cháu nhớ có một nhà văn nào đó phê phán một nhà văn nào đó là "chưa có đi một thước nước biển nào mà viết chuyện Hải Quân." Bác có nhớ giai thoại th́ nhắc dùm cháu. C̣n các "tác-giả Hải-Chiến" là những ai vậy? Cá-nhân Vũ-Hữu-San chúng tôi viết không cho ngườn c̣n sống, mà thành-kính viết cho những người lính thuỷ đă hy-sinh. Sự hy-sinh của họ cao-cả, Cấp chỉ-huy ra lệnh họ thi-hành. Tử-sĩ hy-sinh khi đối-diện Kẻ Thù Truyền-kiếp nguy-hiểm mà ngay giữa những khó-khăn của chính phía Việt-Nam chúng ta khi đang trên đà học-hôi tiến-bộ. Các Cựu Hải-Quân nào, không từng tai nghe mắt thấy Hải-Chiến, mời HQ-4, HQ-5, HQ-16, HQ-10 chúng tôi đến, viết bài cho đọc, viết sách "Hải-Chiến Hoàng-Sa" để bán, vẽ vời video cho xem, làm audio cho nghe... nói là để "VINH DANH" nhưng lại phủ-nhận công-lao của chiến-hạm. Các Anh làm vậy khác nào gọi chó (bạn trung-thành, không phản-bội các Anh) tới để đá nó hay giết nó sao. Các Anh và cả các Hội-Đoàn HQ vô trách-nhiệm tại San José, Westminster, New England của các Anh nữa, cần cẩn-trọng, phải có tinh-thần trách-nhiệm Hara-Kiri của người Nhật. Lịch-sử rất nghiêm-minh, không vu-vơ như vậy... Xin cho các tàu tham-chiến chúng tôi than một câu, bắt chước lời một văn-sĩ rất nổi tiếng của HQVN viết về một văn-si khác rắng: Chưa từng đi một thước biển mà viết chuyện hải-quân. Họ chưa bao giờ lên cầu Trục-Trục-Hạm mà dám viết về Hải-Chiến... Nói nữa lại thêm buồn. Nhiều chatters muốn kể tên hài tội mấy "Hải-Quân phản-bội" này. Các Anh hăy tự xử ḿnh v́ tội đă tự tay đào mồ chôn tử-sĩ anh-hùng Hải-Chiến Hoàng-Sa một lần thứ hai. Sản-phẩm "nhơ bẩn" của các Anh c̣n đó, bộ măt các Anh c̣n đó, đại-lễ các Anh mặc, tên các Anh mang, khoá Hải-Quân các Anh học... biết đâu Sử sẽ giữ lại Vương-Thế-Tuấn, Đặng-Quang-Lac... khoá 15, cùng các HQ Thiếu-Úy trẻ-trung khoá 24, 25 đến muôn đời. Thế-hệ chúng tôi cũng sắp qua, chỉ c̣n hy-vọng để lại đời sau chút kinh-nghiện "cỏ bái lót đường" và người Việt-Nam mới của chúng ta sẽ tài ba hơn trong việc chống ngoại xâm phương Bắc. Xin ghi lại vài bài học. Tài hèn, xin tạ tội với Tiền-nhân. Nói sao cho hết nỗi đớn-đau của những người đi Hoàng-Sa ngày đó.
Vũ-Hữu-San 2010
HQVN [1] Xin xem chi-tiết diễn-tiến trận Hải-chiến này qua các bài viết của Trần-Đỗ-Cẩm trong cuốn sách “Tài-Liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” California, 2004. [2] Tuyên-cáo của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam Cộng-Hoà số 015/BNG/TTBC/TT (Ngày 19.1.1974). HQ-4 bị Kronstadt TC bắn, phải phản-pháo đầu tiên. Thật ra HQ-4 đă bắn những phát đạn đầu tiên để đàn-áp tàu vơ-trang TC và ủi bể đài Chi-huy của tàu TC ngày hôm trước rồi. [3] Thái-Văn-A, trong “Hạm-Đội Hải-Quân QLVNCH- Hải-Chiến Hoàng-Sa”, Melbourne (Australia tháng 5-1990) viết: …Trong lúc vừa đổi đội h́nh, vừa khai höa vào chiến-hạm địch, HQ 4 khai-hoả đầu tiên... Nhờ chuẩn-bị kỹ-càng từ trước, đạn HQ-4 trúng ngay các tàu địch, giết chết ngay chính-ủy Mă Ṭng Bách 马松柏 (website HQ Trung-Cộng). Internet Search 马松柏. [4] Cựu HQ Đại-Uư Trần Kim Diệp, hiện cư-ngụ tại Pháp, hồi-tưởng lại khi đứng trên boong HQ-5 nh́n sang HQ-4: “Trong không-khi ngột-ngạt, căng-thẳng tột-độ, đột-nhiên những tiếng nổ lớn và nhiều chớp lửa bùng lên, súng HQ-4 đồng loạt khai-hoả… HQ-5 tác-xạ tiếp theo”. Đại-Úy Diệp nguyên là Trưởng Pḥng 2 BTL/HQ/V1DH cũng là người viết bản phúc-tŕnh của Vùng 1 Duyên-Hải lên BTL/HQ, có một bản thông-báo Ủy-Ban Quân-Sử BTTM/QLVNCH. Ông Diệp cũng là tác-giả bài viết “Bên lề trận Hải-chiến Hoàng-Sa” (T́nh Đại-Dương- bản tin K17/SQHQ/NT tháng 7/2004). [5] military.china.com/zh_cn/history4/62/20050222/12123210.html [6] The Final Collapse. Cao Van Vien. Washington, D.C. 20402, USA, 1983. [7] Ngay cả Bùi-Tín, một Cựu Đại-Tá CSVN cũng viết: “Công-bằng mà nói, đối với tôi, lá cờ vàng ba sọc đỏ đă có một lúc nào đó kiêu-hùng phất-phới khi một số anh em Hải-Quân Việt-Nam Cộng-hoà báo-cáo quân bành-trướng Bắc-Kinh trên vùng đảo Hoàng-Sa năm 1974, để giữ một vùng lănh-thổ và hải-phận của Tổ-quốc, trong khi Thủ-Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên-bố cam-chịu sự bành-trướng nước lớn của Trung-Quốc ở vùng đảo này!”. Mây-mù Thế-kỷ - Bùi-Tín. Paris 1998. [8] Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982. Part II: The Warsaw Pact and Non-Aligned Nations. Naval Institute Press, 1983, trang 369. Editorial Director: Robert Gardiner. Nguyên-văn: "The South's Naval prowess was demonstrated in January 1974. A Chinese battalion-strong invasion of the Paracels Island, 225 miles east of Vietnam, cost the Communist superpower two warships sunk and two heavily damages for one Vietnamese Vessel (23 survivors rescued by a Dutch cargo ship). Ten days later the South's warships put troops onto the Spratley Islands, several hundred miles to the South, to prevent their seizure." [9] Xin mời xem thêm chi-tiết diễn-tiến cũng như thiệt-hại đôi bên trong các bài viết theo quan-niệm cá-nhân như: Trận chiến Hoàng-Sa (tr.241), Trận chiến lịch-sử Hoàng-Sa (tr.243), Tuần-Dương-Hạm HQ 16 và trận hải-chiến Hoàng-Sa (tr.263), Một vài uẩn khúc trong trận Hoàng-Sa (tr.279), Người về từ Hoàng-Sa (tr.285), Lần đào thoát ở Hoàng-Sa (tr.289), Hành-quân Trần-Hưng-Đạo 47 (tr.295), Điếu-văn tưởng-nhớ Chiến-Sĩ Hoàng-Sa (tr.317) của Tuyển-Tập Hải-Sử HQVNCH. [10] Khách-quan nhận-xét th́ không thể nào gán cho 4 chiến-hạm này việc mất Hoàng-Sa. Trách-nhiệm này ngoài khả-năng của họ và hoàn-toàn nằm trong tay các giới-chức cao-cấp hơn. Trách-nhiệm nhỏ hơn là gửi một chiến-hạm một máy hư ra Hoàng-Sa cũng vậy. Chiến-hạm VNCH bắt-buộc phải tham-chiến khi không có lực-lượng trừ-bị tại chỗ. C̣n t́nh-trạng lực-lượng của Trung-Cộng đầy-đủ hơn. Sở dĩ như vậy v́ khi TC quyết-tâm xâm-lươc, Mao-Trạch-Đông đích-thân chỉ-thị Chu-Ân-Lai tổng-lư. Quân-Ủy Trung-Ương như Diệp-Kiếm-Anh, Đặng-Tiểu-B́nh, Vương-Hồng-Văn, Tô-Chấn-Hoa (Hải quân Chánh ủy) Hừa-Thế-Hữu (QK Quảng-Châu)... ngồi 24/24 tại Pḥng Hành-Quân, toàn quyền điều-động lực-lượng khổng-lồ của chúng. [11] http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Hoang_Sa_1974. Không thể kể No. 281, No. 282 vào đây. [12] “Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-Lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Tổng-Cục CTCT, Cục Tâm-Lư-Chiến ấn-hành 1974, trang 10. [13] Alta Vista (on-line translation): After 389 ships suffer more the ship heavy losses to hasten to ground successfully (armed force to rescreen from Qingdao navy museum). 389 Đĩnh tao việt hạm trọng sang hậu thưởng than thành công ( mỗ quân mê vơng hữu phiên phách tự thanh đảo hải quân bác vật quán ) [14] Alta Vista (on-line translation): 274 submarine chasers --- Xisha naval battle main force naval vessel, 274 return Asian Long Wanshi from Xisha. 274 Hiệu liệp tiềm đĩnh --- tây sa hải chiến đích chủ lực hạm đĩnh chi nhất đồ vi 274 đĩnh ṭng tây sa tuần hàng hồi đáo á loan thời đích t́nh cảnh. [15] Phần lớn chi-tiết tường-thuật việc cận-chiến giữa HQTC với HQ-4 và HQ-10 của HQVN khá rơ như khi nào đạn trúng đài chỉ-huy, quốc-kỳ rớt xuống, sân giữa cháy.... [16] http://www.china-hero.org/xisha.htm 西沙自卫反击战 (từ 10::22 đến 2:52 chiều). [17] Chính-yếu là công-lao của hai tàu vơ-trang Hải-Nam Ngư-Nghiệp 402 & 407 cùng nhân-viên các tàu TC khác. [18] HQVN gọi Kronstadt là Hộ-Tống-Hạm, T-43 là Trục-Lôi-Hạm: Trung-Cộng gọi là Liệp-Tiềm-Đĩnh (K) và Tảo-Lôi-Đĩnh (T). [19] Đúng ra là HQ-4, Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư. Chiến-hạm này tác-xạ thẳng vào tàu địch đầu tiên. [20] Peking Review, No.12. January 1974. [21] Chang Yung-Mei. Battle of the Hsisha Archipelago- Reportage in Verse. Peking. March 10, 1974. [22] Lời ghi-chú của tác-giả Trung-Cộng, phiên-âm theo Tự-điển Thiều-Chửu như sau: “...chiến tràng bắc phương, địch nhân đích tiến công dĩ cơ bổn ngơa giải, 396 tiếp hải chỉ mệnh lệnh, toàn tốc nam hạ, dữ 271 biên đội tập trung đả kích 4 hào (HQ-4), 5 phân chung cấp hỏa cận xạ hậu, 4 hào hạm cật bất tiêu liễu…” Quân-Ủy Trung-Ương dưới sự lănh-đạo chiến-lược của Mao-Trạch-Đông, chỉ-đạo trực-tiếp bởi Ủy-trưởng Thống-Chế Diệp-Kiếm-Anh, phụ-tá Đặng-Tiểu-B́nh ra lệnh phải dồn nỗ-lực đánh HQ-4 (t́nh-báo TC cho là Soái-hạm của lực-lượng VNCH). Các chiến hạm TC "Tuân hành chiến thuật và lời dạy của Mao Chủ Tịch “Dồn sức mạnh để tiêu diệt bộ phận đầu năo địch”HQ-4, các chiến hạm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào KTH Trần Khánh Dư là soái hạm địch. C̣n 396 “tiếp hải chỉ mệnh lệnh, toàn tốc nam hạ” tăng-cường đánh HQ-4 là v́ vậy! [23] Theo báo Le Courrier du Vietnam, ngày nay c̣n có một bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa do BTL/HQ tŕnh BTTM/QLVNCH lưu-trữ tại Hà-Nội. [24] Công-báo Việt-Nam Cộng-Hoà. Các bản tin bưu-báo Bulletin của các Toà Đại-Sứ VNCH khắp thế-giới. [25] Hai tạp-chí này thuộc Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị điều-hành, số phát-hành thường-xuyên 300,000 tờ phân-phối mọi cấp quân-nhân. [26] “Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-Lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Tổng-Cục CTCT, Cục Tâm-Lư-Chiến ấn-hành 1974, trang 10. [27] Tuy Trung-Cộng cho biết là họ sửa-chữa lại các chiến-hạm, nhưng chúng ta có thể tin-tưởng hơn vào các chi-tiết cung-cấp bởi các niên-giám về Chiến-Hạm và Hạm-Đội Hải-Quân Thế-giới chính-xác và không có tính-chất tuyên-truyền. Jane’s Fighting Ships ,Conway's… ghi hoạt-động của HQ-4, HQ-15, HQ-16 tiếp-tục sau 1974, nhưng không bao giờ thấy một ḍng nào về K-271, K-274, T-389, T-396. Ngoài ra, ta có thể lục Danh-mục Truyền-Tin Quốc-Tế (international call-sign listings) nhưng không thế nào t́m ra danh-hiệu của chúng, tất cả đă biến mất sau 1974. ** Ngay khi “dẹp” được Nam-Ngư 1, Nam-Ngư 2 và thành-công chiếm lại đảo, Thủy-thủ-đoàn Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ.4 rất hứng-khởi, họ truyền-khẩu rất nhanh cho nhau nghe hai câu thơ có “hùng-khí” như sau: “Tất-niên Quư-Sửu Hoàng-Sa-chiến, Nam-Ngư hải-ngoại huyết lưu hồng” Như một lời hô “chiến” của HQ.4 nếu chúng (tàu Nam-Ngư thuộc "Hải Nam Đảo Ngư Nghiệp Công Ty) quay lại, hai chiếc tàu vơ-trang trên sẽ bị tàu Việt-Nam HQ-4 cho đổ máu ngay! [28] HQ Trung-Uư Đoàn-Viết-Ất HQ-16 sau này than rằng: "Các Anh ra Hoàng-Sa làm ǵ cho khổ-sở chúng tôi! khốn-đốn cho chính các Anh! (Buổi Tao-ngộ Hoàng-Sa tại San Jose Mùa Hè 1996). HQ Trung-Uư Đào-Dân và rất nhiều đồng-ngũ HQ-4 cũng đồng-ư và tự hỏi ai là thẩm-quyền gây ra biến-cố tàn-hại, cho tàu ch́m, làm người chết quá trầm-trọng như vậy! C̣n Hạm-Trưởng HQ-5 th́ nói: Ông lớn không ở Đài Chi-huy khi chúng tôi tác chiến...
Trích-đọan hầu hết từ cuốn sách "Lược-Sử Hải-Quân VNCH" Vũ-Hữu-San, 2009.
|
This site was last updated 11/22/10