Chiến-Lược Biển Đông
Home ] BảnĐồChiếnLươc ThămḌDầuKhí ] Nh́n BảnĐồ-Xem Vùng ĐQKT ] Tham-Luận Biển Đông ] Dự-Án Song-Tử ] Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào ] Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămḌ VN ] Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai ] Sơ-Đồ Cho Ngư-Dân ] Biển Đông 74,000 năm trước ] TâySa HảiChiến ] HồHải & HảiChiến ] HảiĐồ Dâng Giặc ] TrươngVănLiêm-HQ5 ] Bản-Đồ Nước Triệu km2 ] Nước Việt H́nh Chữ S ] Bản-Đồ Căn-Bản ] Hải-Giới Đông-Bắc ] Hải-Phận Việt-Khmer ] BaoToBienDong ] Quan-Điểm Cambodia ] Cảng & Đảo Chiến-Lược ] Chi-Tiet Kỹ Thuật (tiếp theo) ] Chi-Tiet Kỹ Thuật ] Công Hàm Bán Nước ] [ Giới Thiệu Sách Biên Giới ] Hải Phận Triệu Km2 ] Hải Phận Triệu Km2 (Tiếp) ] Hải Phận Valencia ] TàiLiệu PhápLư ] Law of the Sea ] RVN WhitePaper75 ] Covington&Burling ] VN Sovereignty ] SRVN's View ] Taiwan Analysis ] HảiChiến TheoTrungCộng ] HoàngSa HảiChiến CTCT ] NguyễnNhă-NghiênCứu HoàngSa ]

Giới thiệu sách

« Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch-sử thành-h́nh và những tranh-chấp » của tác-giả Trương Nhân Tuấn

 

Trong vấn-đề biên-giới giữa hai nước Việt-Nam và Trung-Hoa, câu hỏi mà mọi người nôn nóng muốn biết ngay câu trả lời là : CSVN có bán đất và nhượng biển cho Tàu hay không ? Nếu có th́ những vùng đất hay biển đó ở đâu ? diện tích bao nhiêu ? bán khi nào ? ai chịu trách-nhiệm vụ này ?

Sau đây là câu trả lời trích trong sách « Biên-Giới Việt-Trung 1885-2000 – Lịch-sử thành-h́nh và những tranh-chấp » của tác-giả Trương Nhân Tuấn, sẽ xuất-bản vào cuối tháng 9 năm 2005. Sách dày trên 850 trang, có đầy-đủ tài-liệu gốc, tŕnh-bày chính-xác và cụ-thể đường biên-giới Việt-Trung theo Công-Ước Pháp-Thanh 1887. Giá bán là 28 Euros hay 32 $US.

« Từ năm 1954, Trung-Cộng liên-tục lấn đất trên vùng biên-gới Việt-Nam, nhưng người ta chưa bao giờ nghe ông Hồ Chí Minh lên tiếng b́nh-luận về việc này. CSVN chỉ bắt đầu phản-đối sau năm 1979, tức sau khi có xung-đột với Trung-Cộng. Nếu không có sự xung-đột chắc-chắn việc mất đất sẽ quên theo thời-gian. Nhưng sự phản-đối của họ từ 1979 đến nay có hiệu-quả ǵ không ? Câu trả lời là Không có ǵ hết ! Hai  Hiệp-Ước kư  năm 1999 và năm 2000 là những bằng-chứng cụ-thể nhất.

Biên-giới vùng Đại-Nam Quan (Nam-Quan) đă thay-đổi từ thời c̣n Hồ Chí Minh. Cột mốc 18 bị « ủi nát » và lấn về Việt-Nam trên 200m. Đoạn nối đường rầy cũng bị lấn 300m. Thác Bản-Giốc, đất vùng Tŕnh-Tường thuộc Hải-Ninh, Trà-Lĩnh, Bảo-Lạc thuộc Cao-Bằng, đất xă Bảo-Lâm thuộc Lạng-Sơn, nhiều khu-vực mỏ quan-trọng v.v.. đều bị mất từ thời Hồ Chí Minh. Riêng các quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, ông Hồ đă công-nhận chủ-quyền của Trung-Cộng từ năm 1958.

Những lời tuyên-bố trễ-tràng của CSVN không nhằm mục-tiêu đ̣i lại lănh-thổ hay lănh-hải đă bị mất. Hai hiệp-ước đă kư năm 1999 và năm 2000 chỉ nhằm hợp-thức-hóa những vùng đất và biển đă nhượng cho Tàu. Cụ thể ta thấy mất trên 200m đất tại Đại-Nam Quan, mất ½ thác Bản-Giốc, mất 11.000km² biển trong vịnh Bắc-Việt v.v… Nhưng những vùng đất và biển mà chúng ta biết được chỉ là phần nổi của một băng-đảo.

Trong vấn-đề nhượng lănh-thổ và lănh-hải của Việt-Nam cho Tàu, Hồ Chí Minh là người có trách-nhiệm lớn nhất.

« Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước » là khẩu-hiệu ta thường nghe ở trong nước. Thực-tế cho thấy « bác cháu » họ không hề giữ nước. Chúng ta chưa dám nói bác cháu họ đă bán nước. Nhưng phần nói về núi Khấu-Mai trong sách, ta sẽ thấy hành-động « các cháu của bác » là hành-động bán nước. «  Bác cháu » họ là những người có tội rất nặng trước những vua Hùng. »

 

Sau đây là phần mục-lục, tóm-lược ư chính của quyển sách :

 

Chương 1 : Trang 17 – 64.

T́m hiểu Hiệp-Ước Thiên-Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 kư-kết giữa Pháp-Quốc và nhà Măn-Thanh.

Có thể nói đây là thắng-lợi đầu tiên và duy-nhất của Trung-Hoa trước một cường-quốc Tây-Phương vào thời đó. Trung-Hoa đă không có những mất-mát về lănh-thổ và bồi-thường chiến-tranh như những hiệp-ước đă kư với các cường-quốc khác. Ngược lại, nhờ hiệp-ước này, Trung-Hoa đă thành-công lấy được một số đất-đai của Việt-Nam do hậu-quả của sự trao-đổi quyền-lợi kinh-tế với Pháp-Quốc.

Qua chương này tác-giả tŕnh-bày lại bối-cảnh địa-lư chính-trị tại Bắc-Kỳ trước chiến-tranh Pháp-Thanh (xăy ra từ 1-9-1883 đến 9-6-1885), t́m hiểu quan-hệ thượng-quốc - chư-hầu giữa Trung-Hoa - Việt-Nam và tŕnh-bày quan-niệm sai lầm của Pháp về quan-hệ này. Tác-giả cũng ghi lại lịch-sử những vận-động ngoại-giao của Trung-Hoa và Pháp, t́m hiểu hồ-sơ Bourée, t́m hiểu thực-lực cũng như việc phô-trương quân-sự của Trung-Hoa và sau đó là chiến-tranh Pháp-Thanh lần thứ nhứt. T́m hiểu công-ước Fournier và biến-cố Bắc-Lệ, nguyên-nhân chiến-tranh Pháp-Thanh lần thứ 2. T́m hiểu « Sách Vàng, Livre Jaune » ghi lại các biến-cố ngoại-giao, t́m hiểu những thủ-thuật chính-trị trong triều-đ́nh nhà Thanh cũng như trong hậu-trường chính-trị Pháp-Quốc. T́m hiểu hải-quân Trung-Hoa, lực-lượng hải-quân và lục-quân Pháp đă tham-dự cuộc-chiến. Nguyên-nhân thất-bại của đạo-quân Négrier tại Lạng-Sơn, đưa đến việc chính-phủ Ferry sụp-đổ. Cuối cùng là thành-công tương-đối của Pháp-Quốc trong việc ép buộc Trung-Hoa chấm dứt mối liên-hệ thượng-quốc – chư-hầu hiện-hữu từ ngàn năm giữa nước này và Việt-Nam.

Qua cuộc chiến, cả hai bên lâm-chiến đều chiến-thắng, hay ít ra không thất-bại, rốt cuộc chỉ có Việt-Nam chịu thiệt-tḥi, vừa mất đất cho Trung-Hoa, vừa bị lọt vào ṿng thống-trị của thực-dân Pháp.

 

    Chương 2 : Trang 65 – 182.

T́m hiểu biên-giới vùng tiếp-giáp tỉnh Quảng-Đông. Thiết-lập lại đường biên-giới lịch-sử qua việc t́m hiểu vị-trí đồng-trụ, núi Phân-Mao, Lục-Châu. Đặt lại nghi-vấn « bán đất » của Mạc Đăng Dung. Xác-định đường biên-giới hiện-trạng trước năm 1887 qua các sử-liệu Trung-Hoa. Đường biên-giới hiện-trạng theo quan-niệm của người Pháp. So-sánh. T́m hiểu đường biên-giới qui-ước 1887. Quá-tŕnh phân-định 1885-1887. Những khó-khăn ảnh-hưởng đến việc phân-định như yếu-tố thiên-nhiên, yếu-tố con người, yếu-tố chính-trị và  yếu-tố lịch-sử. T́m hiểu thủ-đoạn, thủ-thuật của phía người Hoa qua các bản báo-cáo của ủy-viên Pháp. Các vùng đất bị nhượng cho Trung-Hoa. Vị-trí, diện-tích phỏng-chừng của các vùng đất bị nhượng. Kết-quả phân-giới cắm mốc. Các biên-bản chính-thức thời-kỳ phân-định và thời-kỳ phân-giới. Biên-bản mô-tả vị-trí các cột mốc. Bản-đồ ghi vị-trí các cột mốc.

 

    Chương 3 : Trang 183 – 324.

T́m hiểu biên-giới vùng tiếp-giáp tỉnh Quảng-Tây. Thiết-lập lại đường biên-giới lịch-sử qua việc xác-định các cửa ải (cửa biên-giới) theo sử-liệu Trung-Hoa và Việt-Nam. So-sánh. T́m hiểu Trấn-Nam Quan, Đại-Nam Quan, Trấn-Di Quan, Kê-Lăng Quan… Nghi-vấn về đồng-trụ, đất Thiên-Long Sơn Động, châu Tư-Minh,  Đất Cổ-Lâu… T́m hiểu núi non, sông ng̣i thuộc các châu, huyện vùng biên-giới. Đường biên-giới qui-ước 1887. T́m hiểu quá-tŕnh phân-định 1885-1887. T́m hiểu các biên-bản phân-định và các bản-đồ phân-định. T́m hiểu giai-đoạn phân-giới 1889-1894. Các biên-bản phân-giới, vị-trí các cột mốc và bản-đồ ghi vị-trí các cột mốc. Những thiếu-sót trong biên-bản cắm mốc Quảng-Tây 1894 và bổ-túc những thiếu sót này. Nghiên-cứu bản nhật-kư phân-giới 1894, các bản tường-tŕnh của các nhân-viên cắm mốc. H́nh các biên-bản quan-trọng. Một số mảnh bản-đồ vùng Lạng-Sơn, Cao-Bằng của bộ bản-đồ SGI 1/50.000 và 1/100.000.

 

    Chương 4 : Trang 325 – 410.

T́m hiểu biên-giới vùng tiếp-giáp tỉnh Vân-Nam. Thiết-lập lại đường biên-giới lịch-sử qua việc t́m hiểu các châu-huyện giáp biên-giới, nghiên-cứu vụ mất đất 3 động Ngưu-Dương, Phổ-Viên và Hồ-Điệp cùng với 60 động, làng, xă thuộc các châu Thủy-Vĩ, Bảo-Lạc và Vị-Xuyên. T́m hiểu vụ mất đất và đ̣i lại đất Tụ-Long, xác-định vị-trí sông Đổ-Chú, biên-giới lịch-sử vùng Tụ-Long với phủ Khai-Hóa. Đường biên-giới qui-ước 1887. T́m hiểu giai-đoạn phân-định 6-1886 đến 6-1887 và 5 đoạn biên-giới. Các biên-bản phân-định và bản-đồ đính kèm. Tranh-chấp đoạn 2 và đoạn 5, quyết-định của Tổng-Lư Nha Môn và Đặc-Sứ Pháp tại Bắc-Kinh. Mất đất Tụ-Long và đất hữu-ngạn sông Đà. Nghiên-cứu phụ-ước Gérard 1895. Lấy lại đất hữu-ngạn sông Đà (vùng ảnh-hưởng của Đèo Văn Trị). T́m hiểu giai-đoạn phân-giới và cắm mốc. Các biên-bản phân-giới, vị-trí các cột mốc. Nghiên-cứu bản tường-tŕnh công-tác phân-giới và cắm mốc của Đại-Tá Pennequin.

 

    Chương 5 : Trang 411 – 448.

Lănh-hải của Việt-Nam trong Vịnh Bắc-Việt. T́m hiểu công-ước 1887 phần liên-quan vịnh Bắc-Việt, ư-nghĩa và hiệu-lực. Ư-nghĩa đường kinh-tuyến 108° 03’ 18’’ Đông Greenwich phân-chia lănh-hải trong vịnh và t́m hiểu các quan-niệm trái-ngược về đường phân chia này. T́m hiểu ư-nghĩa pháp-lư đường phân-chia 108° 03’ 18’’ theo luật biển 1982. So-sánh với Hiệp-Ước Phân-Định Vịnh Bắc Việt năm 2000. Phê-b́nh. Bản-đồ phân-định năm 1887. Bản-đồ phân-định năm 2000.

 

    Chương 6 : Trang 449 – 500.

Chủ-quyền của Việt-Nam tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Nghiên-cứu địa-lư chính-trị và vị-trí chiến-lược Hoàng-Sa và Trường-Sa. So-sánh thái-độ của Việt-Nam Cộng-Ḥa và CSVN về chủ-quyền của Việt-Nam tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Đặt nghi-vấn huyền-thoại « Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước ». T́m hiểu tranh-chấp ở Trường-Sa. Tŕnh bày một vài khía-cạnh pháp-lư về đảo, định-nghĩa, nguyên-tắc chiếm-hữu, lănh-hải và vùng kinh-tế độc quyền của các đảo. Địa-lư Hoàng-Sa. Địa-lư Trường-Sa. Danh-sách các đảo thuộc Trường-Sa dưới sự kiểm-soát của những nước tranh-chấp. Chứng-minh Hoàng-Sa và Trường-Sa là lănh-thổ của Việt-Nam. Phủ-nhận những lư-lẻ của Trung-Cộng chứng-minh chủ-quyền tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. 

 

Chương 7 : Trang 501 – 540.

Nghiên-cứu Hiệp-Ước Phân-Định Biên-Giới tháng 12 năm 1999. Sơ-lược quá-tŕnh thành-h́nh đường biên-giới qui-ước 1887. Việt-Nam có nên phân-định lại biên-giới hay không ?

 

Chương 8 : 541 – 586.

So-sánh đường biên-giới qui-ước 1887 và đường biên-giới theo Hiệp-Ước 1999. Những thiệt-hại đất-đai gây ra do Hiệp-Ước 1999. Những vấn-đề « bán đất nhượng biển » của nhà-nước CSVN. Phá tan huyền-thoại « Các vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta có công giữ nước ». Nghiên-cứu Đại-Nam Quan. Chủ-quyền thác Bản-Giốc. T́m hiểu núi Khấu-Mai.

 

Chương 9 : Phụ-lục.

       587 – 755 : Hồ-sơ liên-quan đường biên-giới.

       756 - 849 : Bản-đồ và h́nh chụp các tài-liệu quan-trọng.

Free Web Hosting