Chiến-Lược
Biển Đông
|
|
NHỮNG BẢN ĐỒ THĂM D̉ KHAI THÁC DẦU KHÍ TRÊN BIỂN ĐÔNG Vũ-Hữu-San
Chủ quyền ở Biển Đông là vấn đề thời sự lớn trong thời gian 40 năm qua. Nguyên nhân chính làm gia tăng sự căng thẳng ở Biển Đông chính là lối hành xử hung hăng của Trung Cộng cùng những tuyên bố chủ quyền "Vùng Lưỡi Ḅ" không có căn cứ của họ. Trung Cộng đă nhiều lần sử dụng vũ lực, mang hạm đội đi chiếm đóng các đảo, bắn phá, đánh ch́m tàu và giết người Việt Nam, cả quân nhân cũng như thường dân vô tội ngay trên biển Việt Nam.. T́nh thế nay đă thay đổi. Quốc tế không nước nào tán thành việc các tàu Trung cộng sử dụng vũ lực tại khu vực này. Hiện nay Trung Cộng không thể và cũng không dám sử dụng vũ lực ở Biển Đông v́ nền kinh-tế của chính họ sẽ suy sụp nếu bị thế giới tẩy chay và cô lập. Tuy vậy Trung Cộng lâu lâu vẫn doạ dẫm ra quân, đồng thời quyết liệt phản đối bất kỳ hoạt động nào của các nước trên Biển Đông. Trung Cộng cảnh cáo Ấn Độ và Nga không được hợp tác thăm ḍ dầu khí với Việt Nam tại vùng biển có tranh chấp này. Đáp lại, Hà Nội nói các dự án hợp tác dầu khí của Việt Nam đều nằm trong đặc khu kinh tế 200 hải lư của Việt Nam được Luật Biển quốc tế công nhận. Ấn Độ, Nga và Mỹ đang hợp tác thăm ḍ dầu khí trong những lô lấn dần ra khơi. Theo tin của Wall Street Journal, Exxon đă tiến hành khoan giếng thăm ḍ thứ hai ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng hồi tháng 8 và t́m thấy có các loại khí hydrocarbon. Một phát ngôn nhân của công ty cho biết các dữ liệu thu thập được từ giếng thăm ḍ trên lô 119 đang được phân tích. Trữ lượng của mộ số giếng dầu Việt Nam chưa được tiết lộ, nhưng việc phát hiện ra dầu khí trên những vùng biển mà Trung Quốc cũng tranh giành chủ quyền càng gây chú ư tới các tranh chấp trên vùng Biển Đông giàu tài nguyên này. Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil đă được chính quyền Việt Nam cấp giấy phép cho thăm ḍ dầu khí tại các lô 117, 118, và 119 ngoài khơi duyên hải Đà Nẵng. Chúng ta hy-vọng đến một lúc nào đó Trung Cộng sẽ đành phải bó tay v́ quá hung hăng. Họ đă tính sai nước cờ và Đường Lưỡi Ḅ sẽ bị phá thủng.
Mấy tháng trước, "Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Cộng (CNOOC) lại tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lư". Thông tin mời thầu dầu khí 19 lô của CNOOC đă được loan báo từ hồi năm ngoái, 2011. Một vài chi-tiết về 2 lô dầu khí đó như sau:
Đúng là "Thiên Bất Dung Gian". Tàu gian-tham đến như vậy, nhưng khi đào đâu cũng trật, đă phải than rằng: "Trung Quốc chưa sản xuất được một giọt dầu nào ở vùng trung và nam Biển Nam Trung Hoa th́ đă bị các tiểu quốc Đông Nam Á điên cuồng giành giật tài nguyên dầu khí, hăy nghe, giàn khoan dầu của bao nước nổ ầm ầm trên vùng biển của Trung Quốc đang tàn nhẫn hút lấy những giọt máu dầu mỏ của Trung Quốc".
Các lô dầu khí Việt-Nam
Bản đồ phân bố các bể trầm tích.
Các vùng tranh chấp chủ quyền tại biển Đông
Bản-đồ Lassere vẽ đường cơ-Sở & những vùng biển Việt-Nam
Các vùng trầm tích dầu khí và các lô khai thác dầu khí tại Biển Đông
Sau đây là một số bản-đồ khác, có liên-hệ đến chủ-quyền & các lô dầu khí Việt-Nam:
9 lô dầu khí Việt Nam gọi thầu trong vài năm qua
Gazprom đang hợp tác với VN để cùng khai-thác vùng Mộc-Tinh Hải-Thạch...
- Hai lô dầu khí 127 và 128 sát bờ biển Phan Thiết / Phan Rang của Việt Nam. Ấn Độ kư hợp tác khai thác với VN, nhưng mới đây muốn trả lại VN v́ lư-do khai thác khó khăn, không t́m thấy dầu ??? - Công ty dầu khí quốc doanh Nga Gazprom vừa mua 49% cổ phần khai thác khí đốt tại 2 lô 05.2 và 05.3 (các mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh) thuộc bồn trũng Nam Côn Sơn. Đây là 2 lô mà TQ đă gây sức ép nên BP đă rút dự án thăm ḍ.
Tọa độ tàu Trung Quốc vào trong vùng 200 hải lư biển Việt Nam cắt cáp của tàu B́nh Minh 02
Cạnh Petro Việt Nam đang có thêm nhiều công-ty ngoại-quốc, cùng khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam
Các bồn dầu khí của Việt Nam chủ yếu ở bồn Sông Hồng, bồn Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Malay-Thổ Chu, bồn Hoàng Sa, bồn Trường Sa. Thăm ḍ dầu khí biển của Việt Nam chủ yếu tập trung ở bồn Sông Hồng, bồn Phú Khánh, bồn Cửu Long, bồn Nam Côn Sơn, bồn Malay-Thổ Chu, bồn Hoàng Sa, bồn Trường Sa. Trong đó, bồn Mekong Delta là bồn giàu nguồn dầu nhất của Việt Nam, chiếm 25% tổng trữ lượng nguồn dầu khí của Việt Nam; bồn Nam Côn Sơn th́ chiếm 20% tổng trữ lượng nguồn dầu khí của Việt Nam; bồn Sông Hồng chiếm 15%, khí là chủ yếu. Lượng nguồn dầu của Việt Nam là 1,025 tỷ tấn, lượng nguồn khí tự nhiên là 0,245 tỷ m3.
Ống dẫn khí Rồng-Đổi Mới – Bạch Hổ (Pipeline)
Khu-Vực Tường Vi, cựcNam của bồn trũng Nam Côn-Sơn, giáp ranh-giới Indonesia.
Đường dẫn Ô Môn - Trà Nóc - Sông Ông Đốc xuống Biển Tây-Nam
Chi-tiết địa-chất khu mỏ Tường-Vi
Sơ-đồ tóm-lược "những lô dầu-khí công-phá Đường Lưỡi Ḅ" |