Chiến-Lược
Biển Đông
|
|
Tài-liệu sau năm 1974 - Chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông & Họa-đồ Hải-phận Vũ-Hữu-San
Dù Hoàng-Sa hay một số đảo Trường-Sa bị chiếm-đóng bằng vơ-lực, Chủ-quyền và Pháp-lư vẫn thuộc về ta Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà đă anh-dũng chiến-đấu bảo-vệ quần-đảo Hoàng-Sa. Với lực-lượng hùng-hậu và quân-số đông-đảo hơn gấp bội quân ta, bọn xâm-lăng Trung-Cộng chiếm-đóng Hoàng-Sa kể từ ngày đó. Tuy vậy, những hành-động vơ-lực tương-tự chưa bao giờ được Công-pháp Quốc-tế cũng như lương-tâm nhân-loại chấp-nhận. Đảo chỉ tạm thời lọt vào tay kẻ xâm-lăng. Trong khi người Việt chúng ta và cả thế-giới luật-gia vẫn quyết-tâm tiếp-tục tranh-đấu cho lẽ phải, chủ-quyền của Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa vẫn không thể bị mất! Trong bài viết ngắn gọn này, chúng tôi xin điểm qua những tài-liệu liên-hệ đến Pháp-lư về "Chủ-quyền Việt-Nam trên các quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa" sau năm 1974.
Bạch-Thư Việt-Nam Cộng-Ḥa, 1975 Ngay sau khi các chiến-sĩ Hoàng-Sa của ta lăn ḿnh hy-sinh trong khói lửa để bảo-vệ Hoàng-Sa, nhiều nhà trí-thức Việt-Nam đă hợp-biên một tài-liệu minh-chứng chủ-quyền nước ta. Sau đó cuốn "Bạch-Thư về Hoàng-Sa và Trường-Sa" đă ra đời tại Sài-G̣n. Bộ Ngoại-Giao phổ-biến khắp thế-giới dưới nhan-đề Anh-ngữ là "White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands" - cơ-sở xuất-bản: Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Saigon, 1975). Bạch-thư này tuy chỉ là một tập tài-liệu ngắn gọn 105 trang, nhưng thực-sự là một tài-liệu căn-bản khá đầy-đủ và hơn nữa, tŕnh-bày rất rơ-ràng các yếu-tố pháp-lư, lịch-sử về chủ-quyền Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Chúng ta tiếc rằng "Bạch-Thư về Hoàng-Sa và Trường-Sa" đă sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Ảnh-hưởng cuốn sách không được mạnh mẽ như các Tác-giả của nó từng hy-vọng khi cùng nhau đóng góp phần tim, óc. Cũng không may cho Việt-Nam lúc đó, ảo-giác của màn khói mù tuyên-truyền ngụy-tạo chủ-quyền Trung-Cộng đang lúc phát-triển tối-đa, đủ hiệu-năng che lấp hoàn-toàn sự thật. Dồn dập tiếp theo những hành-động ám muội của kẻ thù, chút ánh-sáng công-lư đang le lói lại gặp phải cơn cuồng-phong dứt điểm: Miền Nam bị Hà-Nội cưỡng-chiếm vào tháng 4 năm 1975. Mất hẳn nội-lực, cuốn sách bị lắng ch́m và đi dần vào quên-lăng. Hiểu được giá-trị của cuốn Bạch-thư Việt-Nam Cộng-Ḥa, chúng tôi đang nỗ-lực cho tái-bản để làm sống lại tinh-thần cuốn sách. Người Việt-Nam khắp nơi hăy giúp sức phổ-biến nó như một tài-liệu tra-cứu căn-bản. Tại Hải-Ngoại, bản Anh-ngữ "White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands" không những sẽ trợ-giúp phần tài-liệu pháp-lư cho những nhà Nghiên-cứu thông-hiểu Anh-Ngữ, nó cũng cần-thiết để thế-hệ trẻ hiểu-biết chính-nghĩa của Việt-Nam và tiếp nối con đường tranh-đấu dang dở của chúng ta.
Tập san Sử Địa 29: "Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa" Cùng một niềm đau trong khi chính-quyền ra mắt cuốn Bạch-Thư, ngoài nhóm của Bộ Ngoại-Giao kể trên, những nhà trí-thức Việt-Nam khác cũng thực-hiện được những công-tŕnh nghiên-cứu nghiêm-túc rất đáng khâm-phục. Tập san Sử Địa 29: "Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa" của Nhà Xuất-bản Khai-Trí ra đời tại Sài G̣n. Tập san Sử Địa 29 (Số tháng 1 đến tháng 3-1975) bao gồm nhiều bài nghiên-cứu giá-trị của các học-giả trong và ngoài nước. Những chuyên-gia các ngành Văn-học, Sử, Địa, Địa-Chất, Luật-pháp... như Hoàng-Xuân-Hăn, Lăng-Hồ, Thái-Văn-Kiểm, Lam-Giang, Hăn-Nguyên, Vơ-Long-Tê, Sơn-Hồng-Đức, Quốc-Tuấn, Trần-Đăng-Đại, Nguyễn-Huy, Trịnh-Tuấn-Anh, Trần-Hữu-Châu, Trần-Thế-Đức... hội-tụ lại để đóng góp cho cuốn đặc-khảo này. Nội-dung các bài viết rất phong-phú, lư-luận vững chắc. Tùy theo từng chủ-đề, các bài viết giới-thiệu về lịch-sử, địa-lư, địa-chất, sinh-vật trên Hoàng-Sa với đầy đủ các nguồn tài-liệu Đông Tây. Tất cả cuốn sách như đanh thép, minh-chứng chủ-quyền của Việt Nam và quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa suốt ḍng lịch-sử. Một Học-giả uyên-thâm, Ông Thái Văn Kiểm đă nhận-xét một cách quả-quyết như sau: "... Như vậy là chúng ta hội đủ những bằng-chứng cụ-thể tỏ rơ rằng các quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của ḿnh (animus) và ḿnh đang khai thác (corpus) các hải-sản, hải-sâm, phân chim, ốc, xà cừ, phốt phát, đồi mồi, cát trắng, cát vàng,v.v... chứ không phải là hoang đảo (res derelicta) mặc cho ai muốn chiếm th́ chiếm. Trải mấy ngàn năm lịch sử, tổ tiên chúng ta tranh giành từng tấc đất ngọn rau trong cuộc bành trướng lănh thổ khắp ba mặt: Nam tiến, Tây tiến và Đông tiến, lấy Trường Sơn, sông Cửu Long và Nam-Hải làm địa bàn sinh hoạt, như muốn thi gan đấu sức với núi cao bể cả, nói lên chí quật cường của một dân tộc chưa bao giờ chịu lùi bước trước nguy nan. Ngày nay, đương đầu với những thử thách lớn lao, chúng ta chỉ có một con đường là trường kỳ chiến đấu trên mọi mặt: quân sự, chính trị, ngoại-giao, để bảo-vệ chủ-quyền và sự vẹn-toàn lănh-thổ, lănh-hải quốc-gia Việt-Nam..." (Trích: Tập san Sử Địa 29: "Đặc-Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa", số tháng 1 đến tháng 3-1975, Sài G̣n).
Hoả Mù trên Đấu-trường Tuyên-truyền 30 năm trôi qua, vấn đề chủ-quyền của "Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc về ai" vẫn tiếp-tục được tranh căi. Các cơ-quan tuyên-truyền Trung-Cộng hoạt-động rất mạnh mẽ. Tài-liệu Trung-Cộng thật nhiều, được viết dưới mọi h́nh-thức như thơ, văn, hoạ, kịch... Tác giả là những người Trung-Hoa lục-địa, có cả một số nhỏ người Đài-Loan, gồm người trong quốc-nội lẫn người ở ngoại-quốc. Họ xuất-bản sách lớn, sách nhỏ viết bằng nhiều ngoại-ngữ. Ảnh-hưởng những tác-phẩm này rất lớn, không những nhờ ở số lượng lớn lao mà lại c̣n được viết bởi những cây viết tài-ba và nhiều tay khoa-bảng. Đặc-biệt những bài viết đăng trên báo các trường luật danh-tiếng như Harvard, Yale, Princeton, Stanford... đă có tác hại kinh-khủng. Đằng sau những giáo-sư luật-khoa gốc Trung-Hoa, nhiều thế-hệ luật-gia học-tṛ của họ có nhiều người Tàu và cả một số người "bản-xứ" Mỹ, Anh, Pháp... cũng đua nhau theo đường "sư-phụ" tiếp-tục tung ra thêm các bài viết và sách vở làm bức màn hoả-mù che lấp hoàn-toàn sự thật. Trong hai thập-niên 70, 80; Trung-Cộng luôn luôn nắm được thế áp-đảo trong các cuộc tranh căi. Là đàn em, Việt-Cộng giỏi nghề bắt chước, học hỏi được chiến-thuật "biển người" của đàn anh Trung-Cộng. Nhờ đó, chúng lần lượt đoạt xong Miền Bắc Việt-Nam năm 1954, rồi đổ người vào cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975. Tuy vậy, Việt-Cộng xem ra kém cỏi, không đủ khả-năng bắt chước Trung-Cộng trong chiến-thuật tuyên-truyền "biển sách" nơi hải-ngoại. Tiếng nói của Chính-quyền Hà-Nội về chủ-quyền Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa khi đó rất yếu kém, không có chút tiếng vang nào trên trường quốc-tế. Khi nói đến Hoàng-Sa Trường-Sa, một người Âu Mỹ b́nh-thường nghĩ rằng chính Trung-Cộng, chứ không phải Việt-Nam, có chủ-quyền trên toàn-thể "Biển Hoa-Nam".
Hỏa-mù Quân-Sự gây rối loạn, bất ổn Trung-Cộng đă áp-dụng nhiều h́nh-thức và chiến-thuật hỏa-mù khác nhau. Theo Luật-sư Nguyễn-Hữu-Thống, người Tàu đă gây rối loạn, bất ổn, tranh chấp lung tung khắp vùng. Quân-đội Trung-Cộng, tuần-tiễu, phóng hỏa-tiễn, thao-dượt quân-sự, lấn chiếm bừa băi các nơi, càng gần bờ biển các nước Đông-Nam-Á càng có tiếng vang. Mục đích của họ là làm cản trở giao thông trên mặt biển, gây áp lực quốc tế buộc các quốc-gia liên-hệ hăy tạm gác vấn đề chủ-quyền lại để cùng khai thác thềm lục- địa theo kiểu Đại Hàn, Nhật Bản. Trên mặt trận tuyên-truyền, thanh-thế người Tàu có mănh-lực như đă nói ở trên. C̣n ngoài chiến-trường, sau khi xâm-lược Hoàng-Sa, Trung-Cộng đă chiếm thêm hàng chục hải-đảo thuộc Trường-Sa vào năm 1989. Hải-Quân của họ cũng đánh ch́m 3 chiến-hạm Việt-Cộng, 75 thủy-thủ bị chết và mất tích. Đứng đằng sau vùng hoả mù tuyên-truyền, Trung-Cộng có nhiều lợi-thế, càng thêm lấn lướt, cố thực-hiện mộng xâm-lăng toàn cơi Biển Đông. Coi thường dư-luận quốc-tế, người Tàu khai-thác dầu khí tại khu-vực Hoàng-Sa ngay từ thập-niên 1970. Bất-chấp lẽ phải, mấy năm vừa qua, họ mang dàn khoan dầu vào thám-sát cả trong hải-phận Việt-Nam, chỉ cách Thái-B́nh có 38 hải-lư (hl). Trong các hăng ngoại-quốc làm ăn với họ, một số công-ty dầu khí Hoa-Kỳ đă kư kết hợp-đồng và mang dụng-cụ nhân-viên đến Biển Đông. Dưới sự bảo-vệ của Hải-quân Trung-Cộng, các tàu ngoại-quốc đến thăm ḍ hay khai-thác dầu khí trong hải-phận Việt-Nam.
Tinh-thần người Việt Quốc-gia Đang khi Việt-Cộng thất-bại trong việc tuyên-truyền, người Việt-Nam quốc-gia vẫn không nản ḷng, cương-quyết tranh đấu, tin-tưởng rồi ra tiếng nói của chính-nghiă sẽ thắng cường-quyền. Bạch-thư của Việt-Nam Cộng-Hoà công bố năm 1974 đă nêu ra đầy đủ những lư-lẽ về chủ-quyền dân ta trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Những lư lẽ này được người hải-ngoại chúng ta làm sáng tỏ hơn nữa trong các tài-liệu pháp-lư đă nhiều lần công-bố mà chúng tôi chỉ xin lược-kê một số tiêu-biểu sau đây: (1) Thạc-sĩ Trần-Minh-Tiết phát-hành sách "L'agression Sino-Communiste des iles Paracel Viêtnamiennes (La Guerre pour la Paix)," in tại Paris, tháng 5/ 1975. Tác-phẩm này luận-bàn về công-pháp quốc-tế, tŕnh-bày nhiều lư-lẽ vững-chắc xác-định chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa và Trường-Sa. Vị luật-gia tăm tiếng này lên án gắt gao Trung-Hoa Cộng-Sản đă bất-chấp luật lệ, xâm-lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam năm 1974. (2) Ủy-Ban Bảo-Vệ sự Vẹn-toàn Lănh-thổ Việt-Nam do Tiến-sĩ Nguyễn Văn Canh đại-diện phổ-biến "Tuyên-cáo của Trí-thức Việt-Nam tại Hoa-Kỳ về chủ-quyền Việt-Nam trên các vùng quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa" ngày 22 tháng 7 năm 1994. Dưới sự bảo-trợ của Ủy-Ban này, sách "Địa-lư Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa" của một cựu quân-nhân HQVNCH, ông Vũ-Hữu-San đă được ấn-hành. Có 2,500 cuốn sách, in thành hai ấn-bản năm 1995 và 1996, do Ủy-Ban mang đi phổ-biến rộng răi cả Mỹ-Châu, Âu-Châu lẫn Úc-Châu. Ngoài những lư-lẽ căn-bản về pháp-lư, các bản tuyên-cáo, tài-liệu và sách vở của tổ-chức này cũng nối-kết các dữ-kiện địa-lư, lịch-sử, hải-dương, địa-chất, sinh-vật, thảo-mộc, văn-minh... giữa các Hải-đảo với đất liền của Việt-Nam để chứng-minh Hoàng-Sa và Trường-Sa là phần lănh-thổ của Việt-Nam. (3) Các giáo-sư Nguyễn Dư-Phủ và Hà Mai-Phương phổ-biến bài khảo-cứu "Biển Đông hay Nam-Hải có phải là của riêng Trung-Hoa như họ thường nhận ?" năm 1995. Đây là phần "Lời Bạt" trong sách "Địa-lư Biển Đông với Hoàng-Sa và Trường-Sa" của Vũ-Hữu-San, sau đó toàn bài được đăng lại trên một số tạp-chí như báo Ngày Nay, Houston, Texas ngày 1/5/1995. Như tên gọi cho thấy sách "Địa-lư Biển Đông ..." chủ ư bàn về các yếu-tố địa-lư, thế nên Lời Bạt đă mang ư-nghiă sâu xa hơn nội-dung cuốn sách, ít nhất là trong việc tŕnh-bày các lư-lẽ về chủ-quyền lănh-thổ. Hai giáo-sư họ Nguyễn và họ Hà dùng ngay các tài-liệu căn-bản nhất của từ-điển Trung-Hoa như Từ-Hải, Từ-Nguyên, Từ-Nguyên cải biên, Tối-tân thực-dụng Hán-Anh Từ-điển ... để t́m ra một trả lời dứt khoát cho câu hỏi mà nhan-đề nêu ra. Đó là Biển Đông hay Nam-Hải không phải là của riêng Trung-Hoa. Rơ ràng hơn, bài khảo-cứu xác-quyết rằng: giới-hạn Nam-Hải của Trung-Quốc xưa chỉ đến ngang đảo Hải-Nam là cùng. (4) Luật-Sư Nguyễn-Hữu-Thống, căn-cứ trên Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc (LB/LHQ), đă khuyến-cáo khối ASEAN vào năm 1995 nên đưa vụ Hoàng-Sa Trường-Sa ra Toà-Án Quốc-tế. Nhân-danh chủ-tịch Hội "Luật-gia Việt-Nam tại California" Luật-sư Thống cũng chính-thức gửi thư cho các vị Nguyên-thủ Quốc-gia vùng Đông-Nam-Á đề-nghị đổi tên biển Nam-Hoa thành biển Đông-Nam-Á. Trong hồ-sơ pháp-lư Hoàng-Sa Trường-Sa lưu-trữ ở Hội Luật-gia, chúng tôi được biết các Luật-sư Việt-Nam đă ghi chép rằng: Cho đến nay, các bản tường-tŕnh về Hoàng-Sa Trường-Sa đều không tham-chiếu vào Công-Ước LB/LHQ (LOS Convention). Các học-giả Trung-Hoa và Đài-Loan nêu ra thuyết "biển Nam-Hải là biển lịch-sử của Trung-Hoa" v́ họ không am-tường pháp-luật. Luật-Sư Nguyễn-Hữu-Thống tuyên-bố tại California năm 1997 rằng theo đúng LOS Convention của LHQ, các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc chủ-quyền Việt-Nam v́ 4 lư-do chính-yếu sau đây: - Các đảo này toạ-lạc trên thềm lục-địa Việt-Nam (rộng 200 hải-lư, tiếp nối đường lănh-hải 12 hải-lư, chạy ra biển). - Chủ-quyền tuyệt-đối của quốc-gia duyên-hải đối với thềm lục-địa, mặc dù có sự chiếm đóng của quân-lực ngoại-bang (như việc Trung-Hoa chiếm đóng Hoàng-Sa, Trường-Sa). - Các khu dầu khí tại đáy biển Việt-Nam là do các thủy-tra- thạch tích-luỹ từ cả triệu năm nay do sông Hồng-Hà và sông Cửu-Long đổ ra biển. - Địa-h́nh đáy biển Việt-Nam tại vùng Hoàng-Sa Trường-Sa là sự tiếp nối tự-nhiên của thềm lục-địa từ đất liền chạy xa ra ngoài biển. Có thể nói các đảo Hoàng-Sa Trường-Sa là những cao-nguyên của thềm lục-địa Việt-Nam trên mặt biển.
Gậy Ông khổng-lồ tự đập lưng Ông khổng lồ Những nhà quan-sát thời-cuộc trong hai, ba thập-niên trước đây đồng-ư một câu trả lời mà họ cho là hiển-nhiên: "tại sao lư-luận của người Trung-Hoa lại ào ạt và mạnh mẽ như vậy?" Đó là v́: "Trung-Hoa không những là một nước lớn, người nhiều mà học-giả của họ ở hải-ngoại lại đông-đảo, số lượng bài khảo-cứu về chủ-quyền nhiều vô-cùng". H́nh-ảnh về chủ-quyền Trung-Hoa đă được người Tàu liên-tục vẽ vời với cùng một kiểu cách mờ ảo như nhau. Những h́nh ảnh đó vô-cùng to lớn trong không-gian và cũng được những "học-giả" của họ kéo dài một cách nhạt nhoà ra cả thời-gian. Hầu như tại bất cứ quốc-gia nào, với bất cứ ngôn-ngữ nào; người ta cũng thấy bài viết của họ nêu ra bóng dáng những tướng-lănh, những nhà hải-hành lấp-loáng ngoài Biển-Đông đi xâm-chiếm, đi thám-hiểm ngay từ đời nhà Hán trước cả Công-nguyên. Tuy vậy, vải thưa làm sao che được mắt thánh, màn tre sơn phết làm sao che được bức trường-thành. V́ nội-dung không có thực, tất cả những nét vẽ mờ ảo ké dài nhạt nhoà đó đă dần dần tan như mây khói. Rồi đến một ngày, người Việt-Nam cũng xuất-ngoại đông-đảo, cũng khảo-cứu như người Trung-Hoa lúc trước đây. Trong các trường đại-học Âu, Mỹ, Á, Úc; khi người Việt cùng nhau đọc những đoạn Sử, Địa hay tài-liệu mà chính Trung-Hoa đem ra dẫn-chứng, người ta đă t́m thấy ngay sự thực để phản-công vũ-băo. Những sự thực "chết người" này làm cho Ông Tàu khổng-lồ bị tẩu-hỏa nhập-ma v́ trúng ngay đ̣n Gậy Ông Đập Lưng Ông.
Chứng-tích Trung-Hoa-Học, một đ̣n hồi-mă-thương? Dựa vào môn Trung-Hoa-Học của Âu-Mỹ, nhiều học-giả Trung-Cộng bù-lu bù-loa rằng mấy ngàn năm trước, người Tàu đă hải-hành ra khơi, khám-phá hết các hải-đảo ngoài Biển Đông. Theo kiểu "Binh Bất Yếm Trá", cách tuyên-truyền này là một đ̣n Hồi Mă Thương hiểm-độc chăng? Nh́n tổng-quát, Trung-Hoa có một nền văn-hóa cổ, nhiều khám-phá khoa-học và kỹ-thuật đă do người Tàu thực-hiện. Tuy vậy về khả-năng hải-hành, người Trung-Hoa rất lạc-hậu. Học-giả hàng đầu về môn Trung-Hoa-Học và cũng là tác-giả pho sách Trung-Hoa-Học đồ-sộ nhất kim-cổ "Science and Civilisation in China" (xuất-bản tại Cambridge, 1971) xác-nhận rơ~ràng như vậy. Một cuốn sách khác "Eighth Voyage of the Dragon - History of China's Quest for Sea Power" của Bruce Swanson (Hải-quân Học-hiệu Hoa-Kỳ Annapolis ấn-hành năm 1982) mở đề như sau: "Lịch-sử Trung-Hoa hàng ngàn năm biểu-thị đặc-tính đối-kháng với tính-chất biển cả. Suốt hai ngàn năm sau đó, hai triều-đại nhà Hán (220 TTL.- 221) và nhà Đường (618- 907) đă biến-đổi Trung-Hoa thành một đế-quốc tráng-lệ, có căn-bản văn-hoá lục-địa (landbased cultural empire)". Người biết tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây-Ban-Nha; có thể đọc các cuốn sách hay bài viết của Wang Gungwu, Pelliot, Duyvendak, Grasso... để t́m hiểu về các chuyến viễn-dương của tiền-nhân Việt-tộc không những ra khắp Biển Đông mà c̣n vượt hai đại-dương là Thái-B́nh và Ấn-Độ. Có những nhà Trung-Hoa-Học như James Fairgrieve, đă viết trong sách "Geography and World Power" (London, 1921, p.242) rằng "người Tàu là giống dân lục-địa với các thói quen và cách suy-nghĩ của người sống trên đất liền suốt 40 thế-kỷ. " Một học-giả khác, E. B. Elridge viết trong sách "The Background of Eastern Sea Power" (Melbourne, 1948, p.47) rằng "tâm-trí người Trung-Hoa chỉ hướng về nội-địa và kiến-thức của họ về biển cả thật là ít ỏi". Như vậy chỉ một thời-gian ngắn, ánh-sáng kiến-thức Trung-Hoa-Học có thực-chất đă xoá tan mây mù tuyên-truyền Trung-Hoa-Học giả-tạo. Đ̣n Hồi Mă Thương, v́ không biết sử-dụng, quay lại đả-thương chính chàng kỵ mă !
Cổ-sử Trung-Hoa nói lên sự thực Người Tàu nói căn-cứ ở Hán-Sử, họ mồm loa mép giải tuyên-bố Lộ-Bác-Đức và Dương-Bộc nhà Tiền-Hán (206 trước Tây-lịch - 8 sau Tây-lịch) khám-phá Hoàng-Sa, rồi Mă-Viện nhà Hậu-Hán (25 - 219) lại đem quân đến kiểm-soát Hoàng-Sa. Sử-kư là môn học tiến-bộ tại Trung-Hoa. Xứ này có sử rất sớm. Ngay tiền-thời Khổng-Tử (551-479 trước Tây-lịch), người Tàu đă viết sử. Ngày nay v́ tranh-chấp hải-đảo Trung-Cộng lại vội vàng, đă dại dột mang các bộ Sử-kư chính-xác đó ra làm chứng. Đọc các sử-cương Trung-Quốc, người ta biết rằng tướng Lộ-Bác-Đức xâm-lăng Nam-Việt, rồi Mă-Viện tái-chiếm Giao-Chỉ sau khi đánh bại Hai Bà Trưng. Xem kỹ các sách Hán-Sử, ai cũng đọc được thật rơ ràng rằng Lộ-Bác-Đức chưa bao giờ tiến quân ra Biển Đông. Tiền-Hán-Thư c̣n viết là họ Lộ chưa bao giờ ra khỏi Quảng-Châu. Ngay cả đảo Hải-Nam là chỗ cận kề, tướng này cũng chưa hề đặt chân đến, nói chi là đất Giao-Chỉ. Truy-cứu thêm Hán-thư, người ta cố công t́m-kiếm nhưng không thể thấy chi-tiết nào liên-hệ đến đoàn (Nam-phương) lâu-thuyền của Dương-Bộc vượt qua eo biển nhỏ bé Chu-Nhai. (Shore of Pearls, Edward H. Schafer, University of California Press, Berkeley and London, 1970. Trang 12). Chuyện Mă-Viện cũng tương-tự. Hậu-Hán-Thư ghi chính-xác đường tiến-quân của đoàn viễn-chinh. Mă-Viện mang chức Phục-ba Tướng-quân như Lộ-Bác-Đức, phụ-tá của Viện mang chức Lâu-thuyền Tướng-quân như Dương-Bộc. Tuy hai vị Đại-Đô-Đốc và Đô-Đốc này có một số lâu-thuyền nhưng quân nhà Đông-Hán gồm hơn mười ngàn lính mộ ở Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô; mười hai ngàn người nữa lấy ở các quận thuộc Giao-Chỉ Bộ, cứ phải dùng đường bộ. Đại-quân đi bộ suốt từ Hồ-Nam xuống các tỉnh Quảng-Đông, rồi Quảng-Tây, lại tiếp-tục đi bộ men theo bờ biển, phá rừng để tiến quân sang Quảng-Yên, rồi Lăng-Bạc. Sau đó, Mă-Viện có đuổi theo tướng Đô-Dương của Hai Bà tới vùng Thanh-Hóa Nghệ-An nhưng rồi lại vội vă quay về. Không có bất cứ một chi-tiết nhỏ bé nào liên-hệ tới hải-đảo, dù lớn hay nhỏ, xa hay gần bờ biển Miền Trung Việt-nam đă được Hán-Sử đề-cập cho đến một lần. Trung-Hoa bắc loa kêu ầm lên rằng Ham-đội nhà Minh chiếm đóng Hoàng-Sa. Chúng ta b́nh-tĩnh trưng-dẫn Minh-Sử, thách-thức người Tàu chỉ vào chương nào, trang nào, ḍng nào ghi sự kiện đó. Không những Minh-Sử không ghi chép mà cả những bản tường-tŕnh chi-tiết hơn về hành-động đi xâm-lược của Trịnh-Hoà cũng kể sơ sài là đoàn tàu đi ngang qua hải-đảo này, hải-đảo nọ. Một vài chuyến hải-hành "thông-quá vô-tư" ngoài biển như vậy không tạo được một điểm pháp-lư nào cho Trung-Cộng[1]. Dựa vào lư lẽ ǵ họ có quyền chiếm hết các cù-lao hay quần-đảo dọc theo hải-tŕnh qua Ấn-Độ-Dương cho đến tận Mă-đảo, Phi-châu hay sao ?! Ngày nay Hải-Quân Hoa-kỳ hải-hành khắp Ngũ Đại-Dương, thăm viếng trăm ngàn hải-đảo. Với những dụng-cụ chính xác, bản-đồ và tài-liệu chi-tiết hơn nhiều, họ cũng không v́ vây mà có quyền nhận vơ hải-phận hay đảo-dư của bất cứ quốc-gia nào.
Cổ-sử Trung-Hoa ghi những Sinh-hoạt cổ nhất trên Biển Đông Người Trung-Hoa rất xứng-đáng hănh-diện về nền Sử-học tiền-tiến của nước họ. Muốn t́m hiểu quá-khứ xa xưa của vùng đất Đông-Á , người ta phải đọc các pho sử của người Tàu viết ra. Đặc-biệt khi cần biết về những sinh-hoạt của con người trên vùng duyên-hải và ngoài Biển Đông, việc khảo-cứu cũng không ngoại-lệ. Tuy nhiên, trong khi người Tàu rất muốn kể chuyện biển (sea stories) của họ ngày xưa, nhưng rất ngại ngùng không giám đả động đến những chi-tiết ghi rơ ràng trong các cuốn sử-kư của họ một số sử-liệu như sau: Trong giai-đoạn đầu mới lập-quốc qua các đời Đường Ngu, Hạ; lănh-thổ Trung-Hoa nằm sát sông Hoàng-hà, trên cao-nguyên, c̣n rất nhỏ hẹp. Cho đến đời nhà Thương, nước Tàu đă mở lớn hơn nhưng cũng chỉ vào khoảng tối-đa mỗi chiều 400km x 300km, tức vài ba trăm dặm mỗi-chiều (Chine Esprit et Société, Speiser) và rất xa biển cả. Trong lúc đó, người Bách-Việt tuy chưa tạo được h́nh-thức quốc-gia chặt chẽ nhưng có lẽ đông đảo hơn người Tàu rất nhiều. Đất đai họ chiếm ngự bọc quanh bờ Biển Đông nhất-định bao la rộng lớn, ít nhất cũng lớn gấp hàng chục lần so với nước Tàu nguyên-thủy nằm sâu trong nội-địa. Trước thời Xuân-Thu đă có người viết Sử. Sau đó, một nhân-tài lớn ra đời là Khổng-Tử (551-479 trước Tây-lịch). Ông đă san-định các Kinh Thi, Thư, Lễ, Dịch cùng biên-soạn kinh Xuân-Thu. Trong khi không nói ǵ tới các hoạt-động sông nước của người Tàu th́ Khổng-Tử lại đề-cập tới các sắc dân miền Nam sinh-sống ngoài hải-đảo và trên thuyền bè. Sau thời đó, số sách sử c̣n nhiều hơn. Ngày nay, đọc các cuốn sách Hoài-Nam-Tử của Lưu-An, Sử-kư của Tư-Mă-Thiên, Lâm-Ấp-Kư... người ta thấy lúc xưa, dân Trung-Hoa rất lạ lùng khi thấy những dân Di, dân Man sinh-tồn với biển cả. Bản-đồ lấy trong cuốn sách China's March Towards the Tropics, của Harold J. Wiens (Conn, 1954) ghi-chú rằng: Căn-cứ theo sử Trung-Hoa, địa-bàn sinh-hoạt của người Bách-Việt trải dài từ Ngô-Việt (bán-đảo Sơn-Đông) tới Việt-Thường (Huế). Cuốn sách Science and Civilization in China, Vol. 4, (Cambridge ấn-hành 1971: các trang 656, 665) c̣n liệt-kê các tài-liệu cổ-thư Trung-Hoa như Lâm-Ấp-Kư, Thủy-Kinh-Chú, Thái-B́nh Hoàn-Vũ-Kư, Phương-Vật-chí... đă đề-cập đến những chi-tiết khá hay như mấy ngàn năm trước tàu thuyền của người cổ Việt đă được đúc bằng đồng, bằng sắt. Lại c̣n chuyện lư-thú như những đoàn quân viễn-chinh của Trung-hoa đi Nam-xâm đă sử-dụng luôn những phương-tiện địa-phương mà Sử của họ ghi rơ ràng là Nam-phương Lâu-thuyền. Chúng ta cũng nên biết qua rằng có một nước Việt vùng Chekiang (Triết-Giang ngày nay) thành-lập một trong những đoàn quân thủy đầu tiên ở Á-Đông. Vào năm 472 TTL., Hải-Quân nước này là lực-lượng mạnh nhất thời Chiến-quốc (The Junks & Sampans of the Yangtze, G. R. G. Worcester, Naval Institute Press, Annapolis, 1971: 607.) Quân-đội nước Việt luôn luôn vận-chuyển, chiến-đấu trên thuyền, không bao giờ dùng ngựa hay chiến-xa. Chiến-hạm thời đó có chiếc bọc đồng.
Cattigara, Kẻ-Chợ (Hà-Nội) trên bản đồ Ptolemy Qua các hải-đồ cổ, người Tây-phương biết đến tên hải-cảng và vùng biển đầu tiên ở Á-Đông. Đó không phải là những địa-danh Trung-Nguyên mà là tên hải-cảng của Giao-Chỉ. Trước công-nguyên, người Âu-Châu cũng đă biết đến Biển Đông của nước ta và Vịnh Bắc-Việt. Họ gọi chung là Cignus Magnus (hay Sinus Magnus). Những tài-liệu sau đây giải-thích sự-kiện đó: Sau cuộc viễn-chinh của Alexandre Đại-đế (336-323 TTL) sang Ấn-Độ, nhiều giao-tiếp đă xảy ra giữa Á-Âu, người Hy-Lạp biết thêm nhiều sinh-hoạt của người Á-Châu. Eratosthene (275-195 TTL) viết sách Geographia, Ptolemy (khoảng 100-170) phát-triển môn địa-lư, viết sách và h́nh-dung ra một bản-đồ thế-giới mà tận-cùng về phía Đông-Đông-Nam là bán-đảo Vàng Chersonese và hải-cảng Kattigara (hay Catigara, kinh-độ 117 độ Đông, vĩ-độ 8 độ Nam - Kinh-tuyến gốc lấy từ đảo Ferro - (Islands of the Blest- quần-đảo Canary.) Bán-đảo Vàng là Đông-Dương và Kattigara (có bản-đồ ghi là Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long-Biên (Lugin) hay Hà-Nội ngày nay. Tác-giả cuốn sách "Ancient India as Described by Ptolemy" là J. W. McGrindle, cũng đồng-ư với các học-giả khác, nghĩ rằng Kattigara là Hà-nội. Nơi trang 9, lời tác-giả ghi-chú : "Trung-Hoa trong gần 1,000 năm đă được biết như là quốc-gia nằm trong nội-địa Á-Châu (inner Asia)". Tại trang 26, ông viết: "... với lư-thuyết rằng Kattigara, điểm xa nhất về phía Đông tới được bằng đường biển, phải nằm gần hay trên cùng kinh-tuyến với với nước Tàu, điểm xa nhất đi đến được qua đất liền".
Chứng-cớ của đống bản-đồ hỗn-loạn Tương-tự việc khoe hăo những chứng-cớ lịch-sử, người Trung-Hoa thường loè bịp thiên-hạ bằng các chứng-cớ bản-đồ. Chuyện họ bịa-đặt đại-khái như thời nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh; họ đă vẽ bản-đồ Hoàng-Sa Trường-Sa. Dù nói một cách lớn lối như vậy, nhưng người Tàu chưa bao giờ đưa ra được lấy một tấm làm chứng-cớ cho thiên-hạ coi. Tuy người Trung-Hoa không có chứng-cớ bản-đồ, nhưng người Việt-Nam tôn-trọng sự thực lại thích lục lọi đống bản-đồ cổ xưa đó của họ. Kết-quả công-bố (báo Tuổi Trẻ Chủ-Nhật, Việt-Nam; 26-5-1996; & News In Review, Hoa-Kỳ; 6-6-1996) rất chính-xác và hiển-nhiên quá đến độ người Tàu hết đường chối căi. Đó là sự kiện bản-đồ Trung-Hoa có xuất-hiện quần-đảo Tây-Sa và Nam-Sa ra đời sớm nhất cũng không trước năm 1909. Niên-đại này quá mới, không chứng-minh được điều ǵ, và... rất yếu nếu so-sánh với tài-liệu chính-xác của Việt-Nam. Tai-hại hơn, v́ lập-trường chính-phủ Trung-Hoa không vững-vàng và sự thông-tin ngay trong giới chức-quyền cũng yếu, nên một số bản-đồ chính-thức ra đời cùng năm đó (1909) lại không kịp tu-chỉnh. Nguy-khốn nhất cho Trung-Cộng là loạt Bản-Đồ Đại-Thanh Đế-Quốc Vị-Trí Khu-Hoạch Quảng-Đông tỉnh và Quỳnh-Châu phủ Nhai-Châu hội-đồ (tập Trung-Quốc Cận-Thế Địa-Dư-Đồ) được vẽ rơ ràng là biên-giới Trung-Hoa tới đảo Hải-Nam (tức Quỳnh-Châu) mà thôi! Đầu thế-kỷ 20, căn-bản hiểu-biết của họ về các hải-đảo ngoài Biển Đông c̣n sơ-sài. Rồi gần 20 năm sau, tài-liệu của Trung-Quốc về Tây-Sa (Hoàng-Sa của ta) vẫn không có ǵ tiến-bộ hơn. Khi cố-gắng thiết-lập tờ báo-cáo-thư Điều-Tra Tây-Sa, viên chức trách-nhiệm tỉnh Quảng-Đông đă gặp phải nhiều khó-khăn khi văn-khố lưu-trữ Trung-hoa trống trơn, không cỏ một tài-liệu xa gần nào liên-hệ đến quần-đảo này. Cùng thời đó, Tác-giả Lục-Đông-Á trong bài Nhận-định Về Quần-đảo Tây-Sa, ngay câu mở đầu đă viết: "Quần-đảo Tây-Sa được phát-hiện từ thời nào, không có sách Sử-kư, Địa-lư và Bản-đồ nào có ghi; thật không thể khảo-cứu được". Bài này trích-đăng lại bởi cuốn Tuần-Hải-Kư, xuất-bản tại Đài-Loan năm 1974, trang 175 và năm 1937, trang 186. Trung-Hoa nhập-nhằng vụ Tây-Sa như vậy cho đến năm 1934 lại thèm-muốn quơ-quào thêm Đoàn-Sa và Nam-Sa (chính là Trường-Sa của Việt-Nam). Trong giai-đoạn máu tham-lam xâm-lược nổi lên này, Trung-Hoa đă lúng-túng, gây ra những chuyện Tiền-Hậu Bất-Nhất lố-bịch như sau: Năm 1928, chính-phủ Trung-Hoa Dân-Quốc tuyên-bố Tây-Sa là biên-giới phía Nam của quốc-gia. Lee G. Cordner thuộc Hải-Quân Hoàng-Gia Úc-Đại-Lợi cho rằng "sự kiện không liệt-kê Nam-Sa vào lănh-thổ làm suy-sụp lư-lẽ chủ-quyền của Trung-Hoa". (The Spratly Islands Disputes And The Law Of The Sea. Trong "Ocean Development and International Law", Vol. 25, 1994, print in the UK, các trang 61-74).
Những chuyện Tiền-Hậu Bất-Nhất lố-bịch khác nữa Tiến-sĩ Nguyễn-Quang-Ngọc trong khi du-khảo tại Úc-Đại-Lợi, ngoài việc phát-hiện những bản-đồ Trung-Hoa ra đời quá trễ như kể trên, c̣n ghi-chú thêm một số chuyện Tiền-Hậu Bất-Nhất lố-bịch khác nữa của người Tàu. Chúng tôi xin tóm gọn những sự phát-kiến của Ông như sau: - Theo Quảng-đông Nghiên-cứu tham-khảo, nguyên-văn câu báo-cáo vào năm 1928 như sau: Tra Tây-Sa quần-đảo dĩ vô chí thư, hựu vô chuyên-thư tường tái. Cho dù không thể tra-cứu về Tây-Sa, và cho dù không hề có sách Địa-chí hay sách Chuyên-khảo nào ghi chép về Biển Đông, người Tàu v́ mang dă-tâm, tiếp-tục bất cần sự thật, vẫn đ̣i hỏi việc chiếm đoạt hầu hết vùng biển Đông-Nam-Á. - Những ai theo dơi âm-mưu lấn-chiếm của người Tàu đều nhận ra những điểm khôi-hài v́ "Bất-Thông Thời-Vụ". Ngay tên quần-đảo, người Trung-Hoa cũng gọi một cách bất-nhất. Năm nay ghi là Cửu Châu, năm tới kêu Thất-Đảo, lại có khi lỡ-bộ viết là Hoàng-Sa Chử (băi Hoàng-Sa), nằm trong khu-vực Giao-Chỉ như cuốn Lịch Đại Dư-Địa-Đồ Mục-Lục (1906). Danh-từ Băi Hoàng-Sa, hay Băi Cát Vàng là những tên người Việt thường gọi quần-đảo của ḿnh. - Lạ lùng hơn nữa, sự bất-nhất xảy ra ngay trong cùng một cuốn sách căn-bản và hệ-trọng như "Dương-Pḥng Tập-Yếu". Trong pho Huấn-Thị Tuần-tiễu gồm tới 24 quyển này (in năm 1938) người ta thấy ngay sự khác-biệt nhau: (1) Bản-đồ "Trực Tỉnh Hải-Dương Tổng-đồ" vẽ một quần-đảo ngoài khơi, ghi là Vạn-Lư Trường-Sa (2) Một Bản-đồ khác là "Quảng-Đông Dương-đồ" lại đánh dấu ngay đúng vị-trí đó với một cái tên khác hẳn, đó là Cửu-Nhũ Loan-Châu. - Bản-đồ vẽ và ghi đă hỗn-loạn như vậy, mà cả những tập sách có nhiều lời chú-giải cũng lung-tung hết sức. Lấy thí-dụ về bộ "Quỳnh-Châu Phủ Chí". Bộ sách này tuy có tới 14 Bản-đồ hầu hết nằm trong nội-địa, không hề đánh dấu các địa-danh nào như Cửu-Nhũ Loa-Châu, Thiên-lư Thạch-Đường, Vạn-Lư Thạch-Đường, Vạn-Lư Trường-Sa. Tuy vậy khi nhắc đến các quần-đảo trong bài viết, tác-giả lại ghi tên của chúng lẫn-lộn với nhau: lúc th́ gọi là Thiên-Lư Trường-Sa, Vạn-Lư Thạch-Đường (trang 55) đến trang 417, lại gọi là Vạn-Lư Trường-Sa, Thiên-lư Thạch-Đường. Trong ḍng hải-sử Biển Đông nhiều ngàn năm dư, danh-từ Tây-Sa (Hsisha) là một thứ hậu-sinh, chỉ mới xuất-hiện gần đây. Đó là khi Đề-Đốc Lư-Chuẩn đưa tàu thám-sát Hoàng-Sa vào năm 1909. Lại có một truyện tức cười nữa ở đây. Lần này, Hạm-trưởng Chauvaire thuộc Hải-Quân Pháp kể lại bằng một bài viết đăng trong báo La Nature số 2916, xuất-bản tại Paris ngày 01-1-1933, trang 385-387. Chúng tôi xin ghi lại một đoạn đại-ư như sau: "Nhắc lại chuyện hai chiếc pháo-đĩnh nhỏ bé của tỉnh Quảng-Đông mang hiệu-kỳ Đề-Đốc Lư-Chuẩn đến Hoàng-Sa trong năm 1909, ghé lại quần-đảo một khoảng thời-gian không quá 24 giờ. Vậy mà đến ngày 20-6-1909, đại-nhật-báo Quảng-Đông, tờ Kouo Che Pao cho đăng tin lớn... Tôi nghĩ (lời Hạm-trưởng Chauvaire) thật là khôi-hài. Ông "Đề-Đốc nhà ta" và đám thủ-hạ ít oi của ông không những đă khảo-sát kỹ-lưỡng hết thảy các ḥn đảo, đụn, cồn, bờ cạn băi ch́m của vùng biển Hoàng-Sa mà c̣n trong giây lát vẽ ra được một bản-đồ tổng-quát toàn-thể quần-đảo cùng 15 chiếc bản-đồ đầy đủ chi-tiết chuyên-môn nữa... Trong vài giờ thôi nhé! Sau hết, Đề-đốc đă gom đủ yếu-tố để xem xét sâu xa và kết-luận là Trung-Hoa có thể xây-dựng được đến hai hải-cảng trong vùng!"
Râu Ông nọ Cắm vào Cằm Bà kia Không rành tên đảo, Trung-Cộng vẫn trâng-tráo mạo-nhận chủ-quyền của đảo. Lỳ lợm hơn, trong khi loay hoay với âm-mưu xâm-lược, người Tàu c̣n đem tên quần-đảo này ra công-bố lẫn lộn với danh-xưng quần-đảo kia. Đó là trường-hợp cái tên Nam-Sa. Hiện nay, Trung-Cộng tuyên-bố chủ-quyền trên quần-đảo Trường-Sa của Việt-Nam mà họ gọi là Nam-Sa. Lịch-sử của cái tên mới, tên cũ, tên từ kẽ đất nẻ chợt chui lên hay cái tên từ bụi rậm bỗng nhảy ra ở miền Biển Đông này, mọi người cũng nên xem qua để biết rơ: - Cho đến năm 1935, lần đầu tiên cái tên hai Quần-đảo Nam-Sa và Đoàn-Sa xuất-hiện trong cuốn sách "Trung-Quốc Địa-Lư Tân-Chí". Nam-Sa là tên đầu tiên đặt cho quần-đảo đá ngầm Macclesfield Bank, gợi ư-nghiă quần-đảo ở biên-giới phía Nam của Trung-Hoa. Đoàn-Sa là tên đặt cho quần-đảo Spratlys (tức Trường-Sa của Việt-Nam). - Sau khi Trung-Cộng cướp được chính-quyền, họ nảy sinh ư-đồ xâm-lược toàn-bộ Biển Đông. Vào khoảng năm 1949, Macclesfield Bank bị lột mất cái tên Nam-Sa, đổi thành Trung-Sa để biên-giới phía Nam kéo dài xuống phía đảo Natuna của Nam-Dương vào sát đảo Bornéo của Mă-Lai-Á. - Cái tên Đoàn-Sa lúc đó (1949) biến mất. Danh-từ Nam-Sa từ Macclesfield Bank mang đi hàng ngàn cây-số xuống phía Nam để gắn làm tên gọi cho quần-đảo Spratlys. Đă có câu hỏi tại sao Trung-Hoa thay tên đổi chỗ các quần-đảo như vậy? Nửa thế-kỷ qua đi, Chính-quyền Bắc-Kinh vẫn không thể nào đưa ra được một lư-giải nào tạm gọi là xác-đáng.
Lưỡi Rồng, chữ U hay một cái tên U minh minh. Ù cạc cạc? Câu truyện "khu-vực biển h́nh chữ U" của Trung-Hoa tương-tự như truyện ma-giáo, đại-đạo giang-hồ trong tiểu-thuyết kiếm-hiệp của họ. Không cần căn-cứ pháp-lư, chẳng cần nguyên-do; Trung-Cộng nhận chủ-quyền toàn-thể Biển Đông. Họ vẽ ranh giới vùng "Lưỡi Rồng" của họ một cách khơi khơi, quẹt sát bờ biển Trung-Việt (cách Cù-lao Ré chừng một khoảng 40 hl) xuống Indonesia qua gần Mă-Lai-Á (cách Bornéo ước- lượng 25 hl) ṿng lên sát Phi-luật-Tân (cách Palawan vào chừng 25 hl.) H́nh chữ U vẽ "tưới" ra, không có một tiêu-chuẩn hay căn-bản hay ... dựa trên bất cứ một tọa-độ địa-dư nào hết. Khu-vực này là lănh-hải, là hải-phận kinh-tế, là thềm lục-địa, là khu-vực đánh-cá... hay khu-vực này - đă trong quá-khứ, hay sẽ trong tương-lai - mang một h́nh-thức pháp-lư chủ-quyền như thế nào? Thật chỉ là những đ̣i-hỏi tham-lam và mập-mờ, không có ai hay biết mà chính Bắc-Kinh cũng chưa bao giờ xác-nhận chi-tiết nào tương-tự. Người Tàu chỉ cho biết "Lưỡi Rồng" mang tính-cách lịch-sử. Tuyên-truyền là như vậy, nhưng chính-sử Trung-Hoa chưa bao giờ ghi-chép việc họ chiếm-đóng Hoàng-Sa/ Trường-Sa. Địa-dư chí nước Tàu cũng chẳng bao giờ viết rằng nước Trung-Hoa phía Nam giáp Nam-Dương, Mă-Lai-Á... Vậy mà người Trung-Hoa thời nay giám cho rằng lịch-sử là một yếu-tố chính làm căn-bản cho chủ-quyền nước Tàu trên toàn-thể Biển Đông. Thấy truyện thậm-chí vô-lư này, Luật-gia chuyên về hải-dương Mark J. Valencia đă nhận-định: "Không có một nguyên-lư nào trong luật-pháp quốc-tế thời hiện-đại cho phép một kiểu lư-luận như thế !". Để giúp mọi người như chúng ta có thể t́m hiểu thêm, hai Giáo-Sư Yann-huei Song, (Academia Sinica, Taiwan) và Peter Kien-hong Yu (National Sun Yat-sen University) đă truy nguyên nguồn gốc câu truyện xảy ra từ đâu. Hai người chính gốc Trung-Hoa này cũng không hiểu nổi nguyên-do tại sao và sự suy-luận mà đồng-bào của họ ở Hoa-Lục thế nào mà sản-sinh ra một thứ kỳ-lạ như vậy. Hai Ông này đề-nghị chúng ta đi t́m người vẽ (!) ra đường chữ U đó để hỏi xem tại sao anh ta làm như vậy? Xin quư-vị đọc thêm chi-tiết trong bài "U shape, China's "Historic Waters" in the South China Sea: An analysis from Taiwan, ROC. Trong báo American Asian Review, Vol. 12, No. 4, Winter, 1994, các trang 83-102.) Đối với một số người, chữ U làm họ liên-tưởng đến những sự u-mê, tăm tối... V́ ấu-trĩ, hoặc v́ mập mờ muốn đánh lận con đen hay v́ u minh minh, ù cạc cạc mà người Tàu nói liều chăng?
Hoàng-Sa có từ-thạch hút tàu sắt không cho qua (!?) Ngoài sách Sử-kư, Địa-Dư mang ra dẫn-chứng hàm-hồ, người Trung-Hoa c̣n mang thêm những sách du-khảo ra, làm ra vẻ như họ có dư thừa tài-liệu. Họ mệnh-danh mấy cuốn đó thành một thứ lịch-sử chiếm-đóng. Như đă tŕnh-bày ở trên, v́ không có tài-liệu thực-sự chiếm-đóng tương-đương như Nhà Nguyễn (từ thế-kỷ 15) mà bàn-dân thiên-hạ chúng ta phải nghe những chuyện "trời ơi đất hỡi" như sau đây: (a) Theo ông Tề Tân và một số người Trung-Hoa khác, sớm về đời Đông Hán đă thấy chép như sau: trong cuốn Dị Vật Chí của Dương Phu: "ở vùng hiểm nguy đảo Hải Nam nước biển không sâu mà có nhiều từ thạch khiến những chiếc thuyền lớn của người ngoại quốc có đóng chốt sắt tới nơi đó v́ có chất từ thạch nên không qua được." Thật là dị-đoan, người không đi biển, không biết hải-đảo thường hay kể chuyện huyền-hoặc mà Anh-Ngữ có một từ thật chân-xác là "Sea Stories." Cụ Lăng-Hồ nhận-xét rằng: Đành rằng câu đó có nói tới quần-đảo người VN thường gọi là quần-đảo Hoàng Sa mà người Tàu gọi là Tây Sa quần-đảo, nhưng không có ở tiết nào xác nhận là của Trung-Hoa. Trái lại có vài điểm đủ chứng-tỏ quần-đảo đó thuộc lănh thổ cố hữu của VN. Trước hết cuốn Dị Vật Chí của Dương Phu không phải là một tác phẩm đời Đông Hán. Theo Đường Thư Nghệ vân chí, cuốn đó có nhan đề đầy đủ là Giao Châu Dị Vật Chí và là một tác phẩm đời Đường. Do hai chữ Giao Châu và do ư nghĩa của nhan đề (Dị Vật Chí), quần-đảo được miêu tả với đặc tính là có nhiều từ thạch chính là quần-đảo Hoàng Sa của Giao Châu, tức là của Việt-Nam đời Đường vậy!
Những chuyến Hải-tŕnh của người Trung-Hoa Như đă nói ở trên, một vài chuyến hải-hành "thông-quá vô-tư" ngoài biển không tạo được một điểm pháp-lư nào cho chủ-quyền quốc-gia. Những chuyến đi biển để du-lịch, hành-đạo (như của các nhà Sư Trung-Hoa), hải-hành thử tàu thuyền (như thời nhà Tống), thường-dân đánh cá ghé đảo lấy nước... chẳng phải là những chứng-cớ khi bàn đến chuyện sở-hữu hải-phận theo Luật Biển Quốc-Tế hiện-hành. Tuy vậy, khi đưa đẩy những câu truyện "tào lao" ấy ra ngoài, người Tàu c̣n vô-ư đưa cả ra các yếu-tố "phản chủ" hay rất "yếu" như khi người Tàu phải quá-giang tàu thuyền nước khác. Trong Chu Phiên Chí, tuy tác-giả có nói tới Thiên Lư Trường Sa (thuộc quần-đảo Hoàng Sa chứ không phải Trường Sa của VN, mà người Tàu nay gọi là Nam Sa) và Vạn Lư Thạch Sàng, nhưng không thấy có chỉ-tiết nào nói rơ những đảo dư đó thuộc quản hạt của Hải Nam. Cả đến Thất Ly Dương thấy có chép tới trong Tống Sử Kỷ Sự Bản Mạt, quyển 188, chương 1, do ông Tề Tân dẫn ra, tuy là một biệt xưng của quần-đảo Hoàng Sa về đời Tống, nhưng trong sử liệu trên cũng không có chỗ nào chép rằng Thất Lư Dương thuộc lănh thổ Trung Quốc đời Tống. Mặt khác, sử liệu đầu tiên có nói tới người Tàu vượt biển Nam Hải là cuốn Phật quốc Kư chép truyện Pháp Hiển hồi đầu thế kỷ thứ 5 chu du trong 15 năm qua nhiều xứ trung Á để sưu tầm tài liệu về Phật Giáo. Lúc ra đi, vị cao tăng này đă đi đường bộ nhưng khi ở Ấn-Độ về TQ đă đi đường biển trên một chiếc thuyền lớn không phải của người Tàu.
Sá ǵ sự phân chia hải-vực độc-đoán của người Tàu Riêng nước ta thời xưa đă từng được mệnh danh là nước Giao Chỉ đă bất chấp sự phân chia hải vực độc đoán của người Tàu, chứng-cớ là phần Biển Đông thuộc lănh hải phía bắc VN bầy giờ, từ bắc vĩ tuyến 20 đến bắc vĩ tuyến 15, đă được mệnh danh là Giao Chỉ Dương, danh xưng này cũng đă thấy được ghi trên bản đồ của Mao Khôn nói trên. Trước đó, Chu Khứ Phi đời Tống cũng đă gọi là biển đó Giao Chỉ Dương. Kế đến, người Pháp lại dùng danh xưng Paracels phiên âm tự tiếng Bồ đào Nha ra để chỉ quần-đảo Hoàng Sa của VN. Trong cuốn Mémoire sur la Cochinchine, J.B, Chaigneau (1769-1852) có chép như sau: La Cochinchine dont le Souverain porte aujourd'hui le titre d'Empereur comprend la Cochinchine proprement dite, le Tonkin... quelques iles habitées peu éloignées de la côte et l'archipel des Paracels, nghĩa là "xứ Giao Chỉ China mà quốc vương nay đă xưng Đế hiệu gồm có chính xứ Giao chỉ Chỉ-Na, Bắc Hà; ... Vài ḥn đảo dân cư thưa thớt cách bờ biển không xa cho lắm và quần-đảo Paracels ". Trong cuốn Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes (1833). Giám-Mục Taberd cũng đă ghi rơ như sau: Nous n'entrerons pas dans l'enumérations des principales iles dépendantes de la Cochinchine. Nous ferons seulement observer que depuis de 34 ans l'archipel des Paracels nommé par les Annamites Cát Vàng ou Hoàng Sa (Sable jaune) véritable labyrinthe de petits ilots de rocs et de bancs de sable justement redoutés des navigateurs a été occupé par les Cochinchinois, nghĩa là: "Chúng tôi không đi vào việc liệt kê những ḥn đảo chính yếu của xứ Giao-Chỉ Chi-Na. Chúng tôi chỉ xin lưu-ư rằng từ hơn 34 năm nay, quần-đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều ḥn đảo nhỏ chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những băi cát đă được người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ, đă khiến những kẻ đi biển phải kinh sợ. Trong hai đoạn Pháp Văn trích dẫn bên trên, có vài điểm đáng chú ư. a) Một là danh xưng Bồ đào Nha Parcel (Pracel) và danh xưng Pháp Paracels đồng nghĩa với những danh xưng của người Tàu như Thạch Đường nghĩa là bức đê, bức tường, bờ cao bằng đá. Do nghĩa đó, có thể suy ra rằng thương nhân người ngoại quốc thuở xưa gồm có người Tàu, người Bồ đào Nha, người Ḥa Lan, người Pháp, v.v... đă từng có những kinh nghiệm đầy lo ngại đối với quần-đảo Hoàng Sa của VN. Tàu bè của họ vốn là những chiếc thuyền lớn hoặc tàu lớn có chốt sắt nên họ rất sợ phải qua vùng Hoàng Sa là nơi tục truyền có nhiều đá mọc ngầm dưới mặt biển thuyền tàu lỡ va phải là vỡ. Bởi vậy người Tàu mới có câu "Thượng phạ Thất châu hạ phạ Côn Lôn", nghĩa là Trên th́ sợ Thất Châu dưới th́ sợ Côn Lôn hoặc "Khứ phạ Thất Châu hồi phạ Côn Lôn" nghĩa là Đi th́ sợ Thất Châu về th́ sợ Côn Lôn. Trái lại, dân VN miền duyên hải Trung Việt như đă nói trên thường vượt biển trên những chiếc ghe bầu, không hề sợ hăi đối với Hoàng Sa và Trường Sa như đă chứng-tỏ danh xưng lâu đời của hai quần-đảo này mà họ chỉ coi là những băi cát vàng và cát dài. b) Điểm nữa đáng chú ư là những sự kiện có liên quan đến người Bồ đào Nha, Ḥa Lan và Pháp từ thế kỷ 16 đă chứng-tỏ là cố lai người Tàu không hề có nắm được độc quyền hàng hải trên biển mà họ mệnh danh là biển Nam Hải. Đành rằng từ thế kỷ 12 nghề hàng hải của họ đă tiến bộ nhiều nhờ bắt đầu biết ứng dụng Kim Chỉ nam vào việc hàng hải nhưng theo nhiều sử gia có uy tín thời người Ả Rập đă thực hiện được sự ứng dụng đó từ lâu trước người Tàu. Thực tế tuy người Tàu đă biết chế ra xe chỉ nam từ đời nhà Chu nhưng theo sự khảo cứu của J. Chalmers trong Trung Quốc tạp chí (China Review, XIX, 52-54) thời sự phát minh thứ xe đó đă không tất nhiên dẫn đến sự đồng thời phát minh ra la bàn hàng hải. (Xem thêm bài "Hoàng Sa - Trường Sa: Lănh thổ Việt Nam" tác-giả Nguyễn Khắc Kham. Tập san Sử Địa 29: "Đặc-Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa", số tháng 1 đến tháng 3-1975, Sài G̣n).
Tài-liệu Thích Đại Sán và Hải ngoại Kư Sự Trong những tập kư-sự của thế-kỷ 17, bộ Hải ngoại Kư sự của Nhà Sư Thích Đại Sán nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến. Tác-giả là một vị lăo tăng đời Khang-Hy đă đến đất Thuận hóa dưới triều Nguyễn Phúc Châu ngày 29 tháng giêng năm „t Hợi (13-3-1695) và rời chùa Thiền Lâm để vào Hội an về Quảng đông ngày 28 tháng 6 cùng năm đó, (7-8-1695). Đọc qua các đoạn văn của Hải Ngoại Kỷ Sự, người ta có thể nhận thấy rằng trong khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, chủ-quyền VN trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă được hành sử dưới nhiều h́nh thức như đánh thuế xuất nhập tàu bè ngoại quốc, thiết lập những đội chuyên thâu lượm hải vật, kinh nghiệm bản thân của các dân chài bản xứ đối với hai quần-đảo đó, v.v... Chúng tôi mời quư-vị xem thêm chi-tiết trong "Thích Đại Sán, Hải ngoại Kư Sự, Sử liệu nước Đại Việt Thế Kỷ XVII" Toàn bộ 7 quyển, Viện Đại Học Huế. Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt-Nam. Huế 1963. Đặc-biệt là quyển sách "Hải Ngoại Kỷ Sự" Quyển ba.
Nhận-Xét của Ông Tạ-quốc-Tuấn Về Lập Luận Của hai chính-phủ Bắc-Kinh và Đài-Loan Ngoài những đợt Hỏa-mù được tung ra khắp nơi, hai chính-phủ Trung-Cộng và Đài-loan cũng cho công-bố một số văn-kiện pháp-lư chính-thức. Khi bàn về những luận-cứ đó, Ông Tạ-quốc-Tuấn, một học-giả Việt-Nam có các nhận-định xác-đáng như sau: Qua việc nghiên-cứu các lời tuyên-bố của hai chính-phủ Bắc-kinh và Đài-bắc liên-quan đến vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa từ năm 1951 đến nay, chúng ta nhận thấy rằng cả hai chính-phủ này có luận-cứ vu-vơ, mơ-hồ và vơ-đoán. Họ chỉ nói đi nói lại nhiều lần là Trung-quốc có chủ-quyền bất-khả tranh-nghị hay chủ-quyền hợp-pháp và chủ-quyền đó có từ xa-xưa lắm rồi, nhưng lại không đưa ra được một bằng-chứng cụ-thể nào, căn-cứ vào các tiêu-chuẩn lịch-sử, địa-lư hay luật quốc-tế, để chứng-minh là chủ-quyền đó thuộc về Trung-quốc. V́ vậy những luận-cứ đó hoàn-toàn không có tính-cách thuyết-phục, dù là đối với những người đễ tính nhất. Cái lầm lớn nhất của cả Bắc-kinh lẫn Đài-bắc là cứ làm như chủ-quyền đó là vấn-đề đương-nhiên, không cần biện-minh. Sở-dĩ chúng tôi (lời Ông Tạ Quốc-Tuấn) bảo là sai-lầm là bởi v́ khi có sự tranh-chấp về một quyền nào đối với vật nào, các phe đương-tranh ít nhất cũng phải đưa ra các bằng-cớ cần-thiết để chứng-minh quyền sở-hữu của ḿnh đối với vật tranh-chấp ngơ hầu có thể thuyết-phục những người ngoại-cuộc. Việc không chứng-minh quyền sở-hữu này có thể khiến cho người ngoại-cuộc nghĩ rằng sự thực th́ phe không đưa ra bằng-chứng không hề có quyền sở-hữu, mà hành-động đ̣i chủ-quyền chỉ là v́ do ḷng tham muốn chiếm-đoạt vật của người khác. Ngoài ra, cả Bắc-kinh lẫn Đài-bắc đă có hành-vi bất-hợp-pháp là cố t́nh coi việc giải-giới quân-đội Nhật-bản đóng ở hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa năm 1946 là Trung-quốc đă thu-hồi hai quần-đảo này để rồi vin vào đó họ tuyên-bố chủ-quyền của Trung-quốc trên hai quần-đảo, mặc dù các quốc-gia đồng-minh trong trận Thế-chiến thứ II chỉ quyết-định giải-giới quân-đội Nhật-bản đóng ở đây thôi chứ không hề quyết-định qui-hoàn hai quần-đảo này cho Trung-quốc. Ngay cả trong Hoà-ước Cựu-kim-sơn năm 1951 Nhật-bản cũng không hề tuyên-bố hay nh́n-nhận qui-hoàn Hoàng-sa và Trường-sa cho Trung-quốc. Lư-do này rất dễ hiểu: các nước đồng-minh trong Thế-chiến thứ II củng như Nhật-bản đều biết rằng hai quần-đảo này không phải là phần lănh-thổ của Trung-quốc. Hành-vi bất-hợp-pháp này có hậu-quả rất tai-hại là nhiều người ngoại-quốc không nghiên-cứu kỹ và chỉ dựa vào các tuyên-bố của Bắc-kinh hay Đài-loan đă mặc-nhiên nh́n-nhận chủ-quyền của Trung-quốc trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa. Các tài-liệu do người ngoại-quốc viết về vấn-đề này đă cho thấy rơ hậu-quả tai-hại đó. Rất hiếm, nếu không thể nói quả-quyết được là không có, tài-liệu do người ngoại-quốc biên-soạn hay viết đă tham-chiếu các tài-liệu của Việt-nam chứng-minh chủ-quyền đối với Hoàng-sa và Trường-sa thực sự thuộc về Việt-nam, mà chỉ tham-chiếu tài-liệu của Trung-quốc, cả quốc-gia lẫn cộng-sản thôi. Ngay cả việc giải-giới do Quốc-quân Trung-hoa thực-hiện năm 1946 cũng là hành-vi không hợp-pháp nốt. Một mặt, qua hiệp-ước kư với Pháp ngày 28.2.1946 Trung-hoa Dân-quốc đă chuyển-nhượng việc giải-giới quân-đội Nhật-bản ở bắc vĩ-tuyến thứ 16 cho Pháp nhưng mặt khác cuối năm 1946 lại cho quân đến giải-giới quân-đội Nhật-bản chẳng những ở Hoàng-sa mà c̣n ở cả Trường-sa nữa, để sau này vịn vào hành-động đó cả hai chính-phủ Bắc-kinh và Đài-bắc coi là Trung-quốc đă tiếp-thu và có chủ-quyền trên hai quần-đảo này. Như vậy, nếu áp-dụng riêng luật quốc-tế theo yêu-sách của Trung-Cộng không thôi chúng ta thấy là Trung-quốc cũng không có tư-cách pháp-định làm chủ hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa. Nói tóm lại, luận-cứ chính-thức của hai chính-phủ Trung-Cộng và Đài-loan không có sức thuyết-phục được ai về chủ-quyền của Trung-quốc trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa v́ đă không đưa ra được một bằng-chứng nào và lại dựa vào hành-vi bất-hợp-pháp. (Chúng tôi xin mời xem toàn bài của Ông Tạ-quốc-Tuấn, cùng đăng trong website này)
Danh từ Paracels, Pracels xuất hiện trong lịch-sử giao-tiếp Việt-Nam và Tây-phương Danh từ Pracels xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ của Bán đảo Đông Dương (Carte de la Peninsule Indochinoise) do Frère Van Langren, một người gốc Ḥa Lan, ấn hành năm 1595. Bản đồ này phác họa nhờ những tài liệu của người Bồ Đào Nha, nối gót nhà hàng hải Vasco de Gama, đă tiên-phong đông-du t́m kiếm xứ Ấn-Độ bằng đường biển (route maritime des indes) bằng cách đi ṿng mũi Hảo Vọng (Cap de Bonne Espérance) năm 1497. Theo giáo sư Pierre Yves Manguin, danh từ Ilhas do Parcel (Pracel) do người Bồ Đào Nha đặt ra trước đó. Trong từ ngữ của họ, danh từ Parcel có nghĩa là "đá ngầm" (récif), cao tảng (haut-fond). (Xem biên khảo "Les Portugais sur les côtes du Việt Nam et du Campa") đăng trong Bulletin de l' Ecole Francaise d' Extrême Orient, année 1972, page 74). Sau này người Pháp, người Anh gọi là Paracels. Ai cũng biết ngoài khơi của Quảng Nam / Quảng Ngăi trở vào Nam có nhiều ḥn đảo. Khi người Việt-Nam chiếm ngụ những vùng đất cũ Chiêm-Thành (nôm na là Chàm), họ gọi tên các đảo này là “ḥn Chàm, cù-lao Chàm” cũng như họ từng gọi những con sông, ngọn núi là “sông Chàm, núi Chàm”. Xa hơn nữa ra ngoài khơi Biển Đông là những vùng băi cát thấp rộng mênh mông, người Việt gọi là “Băi Cát Chàm”. Sau một thời-gian, những tên gọi nôm-na đó thay đổi, chỉ c̣n tên gọi một tên ḥn đảo lớn nhất là Cù-Lao Chàm ngang Hội-An. Băi Cát Chàm v́ có cát màu vàng nên người Việt-Nam đổi tên gọi cho chính-xác hơn là Băi Cát Vàng. Theo từ Hán Việt, đó chính là quần-đảo Hoàng Sa. Theo tin VietNamNet (08:25 08/02/2004 (GMT+7), GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH QG Hà Nội) công bố một số tư liệu và bản đồ do ông t́m thấy, trong đó có nhiều tấm bản đồ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Đó là bản đồ (nguyên bản của công ty Đông Ấn Hà Lan) với ḍng đánh dấu vùng quần đảo giữa Biển Đông ghi rơ "Baixos de Chapar" (tức là băi cát của Cham pa). Hay tấm bản đồ đánh dấu vùng bờ biển tương đương với khu vực Quảng Nam, Quảng Ngăi là "Costa de Paracel" (có nghĩa là "bờ biển Paracel", tức bờ biển Hoàng Sa). Điều này khẳng định Paracel (Hoàng Sa) là thuộc Việt Nam.
H́nh trái - Một trong những bản đồ của Công ty Đông Ấn Hà Lan, đánh dấu quần đảo ở giữa Biển Đông là Baixos de Chapar và vùng bờ biển tương đương với khu vực Quảng Nam, Quảng Ngăi là "Costa de Paracel" H́nh phải - Đây là tấm bản-đồ đầu tiên của Công-ty Đông-Ấn người Anh, họa-viên cũng ghi những ḍng chữ phụ-chú như sau để thông-báo cho các tàu thuyền qua lại Biển Đông: I. de Pracell tức Quân-đảo Hoàng-Sa (hàng chữ ngang) P. Camber tức Băi cát Chàm (hàng chữ dọc) R. Camber tức Sông Chàm vùng duyên-hải B́nh-Định / Phú-Yên.
Chứng-tích hiển nhiên về Chủ-quyền Việt-Nam trên các bản-đồ cổ Tây-phương Nếu chúng ta hỏi một người Trung Hoa: Có chứng-tích nào chứng-minh Chủ-quyền của Trung-Hoa hay Việt-Nam trên các bản-đồ cổ Tây-phương không? Chắc-chắn họ sẽ trả lời: Không. Người Tàu trả lời "không" v́ thực-sự không có bản-đồ nào như vậy giúp cho họ thêm được một tài-liệu tranh căi chủ-quyền. Nhưng nếu chúng ta lại đặt câu hỏi đó với một người Việt-Nam rành địa-lư, sử-kư; một người thích bản-đồ cổ, hay bất cứ một người từng hành-thủy Việt-Nam hay một thủy-thủ thuộc một đệ-tam quốc-gia nào đă hải-hành ngang qua vùng Đông-Nam-Á, chúng ta cũng sẽ thấy mọi người hăng-hái trả lời là họ nh́n thấy rất nhiều. Tại sao chứng-cớ chủ-quyền Việt-Nam trên bản-đồ cổ lại nhiều như vậy ? Chúng tôi xin giải-thích như dưới đây. Tiếp-theo việc vẽ quần-đảo Paracels/ Hoàng-Sa của Frère Van Langren, những hải-đồ Biển Đông được nhiều nhà họa-đồ khác nối-tiếp vẽ thêm nhiều chi-tiết với đồng một quan-điểm là Hoàng / Trường-Sa thuộc về Đại-Việt. Khi các nhà hàng-hải, thuyền-trưởng, giáo-sĩ, thương-gia ... qua lại Biển Đông, họ thường lái tàu sát bờ biển nước ta, tiếp-súc với chính-quyền Đại-Việt, gặp gỡ người Việt, hỏi-han tin-tức hải-hành. Khi họa hải-đồ, các nhà xuất-bản, không những chỉ người Ḥa-Lan vẽ, mà c̣n nhiều người nước khác cũng thu-thập tài-liệu về Hoàng-Sa và ta thấy sự phản-ảnh chủ-quyền Việt-nam trên những hải-đồ c̣n để lại cho đến ngày nay. Việc hải-thương tấp-nập, tàu buôn có chiếc mắc nạn ngoài Hoàng-Sa. Thuyền-trưởng đă liên-lạc với chúa Nguyễn nhờ cứu giúp. Cũng đă có tranh-chấp, kiện-cáo về tài-sản. Một lần, chính-quyền Trung-Hoa đă phủ-nhận chủ-quyền của họ trên quần-đảo ... (Xem thêm chi-tiết trong Bạch-Thư VNCH "White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands"). V́ những lư-do như trên, ngày nay chúng ta có thể thâu-thập được rất nhiều sử liệu Tây-Phương minh-chứng cho chủ-quyền của Việt Nam. Các tác-giả, tuy khác nhau quốc-tịch, nhưng đồng ḷng làm chứng rằng hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc sở-hữu nước ta từ lâu. (Xem "Những sử liệu Tây Phương minh-chứng chủ-quyền của Việt Nam và quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến nay". Thái Văn Kiểm. Tập san Sử Địa 29: "Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa", số tháng 1 đến tháng 3-1975, Sài G̣n). Trong số lượng khổng-lồ của những bản-đồ hải-hành thực-hiện bởi người Ḥa-Lan, người Bồ-Đào-Nha, người Tây-Ban-Nha, người Anh, hay người Pháp; chúng tôi chỉ xin tŕnh-bày sơ-lược một số hải-đồ tượng-trưng như sau: - 1606. Jodocus Hondius vẽ hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một cái cờ đuôi nheo uốn quanh Đại-Việt và Chiêm-Thành, cái đuôi dính liền với các đảo vùng Phan-Thiết. - 1630. Cloppenburg vẽ hai nhóm Hoàng Sa và Trường Sa chạy dài từ khoảng ngoài khơi Cửa Sông Gianh kéo phần đuôi quần-đảo vào sát vào khu bờ biển ngoài khơi Phan Rang - 1650. Merian vẽ hai nhóm quần-đảo riêng rẽ có tính cách tượng-trưng: Hoàng Sa ngang vùng biển Đà-Nẵng, Trường Sa ngang vùng biển Cam Ranh. - 1664. Thevenot vẽ hai nhóm Hoàng Sa và Trường Sa với cái đuôi chỉ tới vùng ngoài khơi Nha-Trang. - 1719. Chatelin vẽ hai nhóm Hoàng Sa và Trường Sa dính liền nhau, rất lớn và rất sát với bờ biển Trung-phần, có chỗ chỉ cách đất liền Việt-Nam chừng mươi, mười lăm hải-lư. Hầu hết các hải-đồ tương-tự (ước-lượng hàng trăm bản) có vẽ các phương-vị-độ để chỉ hướng lái tàu đi từ các quần-đảo ngoài khơi vào đất liền Đại-Việt. Không có hướng rơ rệt để thương-thuyền có thể tiếp-cận bờ biển Trung-Hoa. Chúng ta cầu lưu-ư một điểm về đặc-tính khách-quan, của những nhà hàng-hải lần đầu giao-tiếp với Á-Đông. Họ đi t́m đất buôn bán, không hay biết nhiều các quan-điểm chính-trị hay thiên-lệch chủ-quyền nước nào. Nhu-cầu tối-thượng của họ khi họa Hải-Đồ là vẽ thật gần với thực-tế. Họa-đồ nhắm vào mục-đích là cung-cấp các chi-tiết hải-hành như thế nào để tàu-thuyền tránh tai-nạn ngoài biển. Nh́n qua những họa-đồ Biển Đông trong giai-đoạn hai thế-kỷ 17 và 18, bất cứ một con mắt khách-quan nào cũng rơ ràng nhận ra ngay là Hoàng-Sa Trường-Sa thuộc lănh-thổ nước ta và không thể thuộc về bất cứ một quốc-gia nào khác. V́ thấy những địa-danh được nhiều họa-viên hàng-hải vô tư, ghi-chép rơ-ràng những địa-danh thuộc chủ-quyền Việt-Nam liên-tiếp nhiều thế-kỷ như vậy; Trung-Cộng đă (một là) cố-ư che dấu, (hai là) khi chúng ta mang ra dẫn-chứng, họ lờ đi.
Quan-điểm của người Pháp, người Anh Như mọi người đă biết Anh Pháp là hai trong Lục-Quốc từng xâu xé Trung-Hoa, lập thuộc-địa, chia tô-giới. Pháp lại đô-hộ Việt-Nam. Tuy vậy các tài-liệu do các người của hai nước Anh, Pháp biên-soạn thường bênh-vực chủ-quyền các hải-đảo Biển Đông cho Việt-Nam. Sau một thời-gian dài sinh sống, nghiên-cứu Địa-lư tại Trung-Hoa, một người Pháp tên L. Richard đă viết cuốn "Địa-Lư Đế-Quốc Trung-Hoa" (Géographie de l'Empire de Chine). Sách xuất-bản năm 1905 tại Thượng-Hải. Trong cuốn sách đó, Ông viết rằng Hoàng-Sa thuộc Việt-Nam. Nhà in nằm tại Trung-Hoa, nhân-viên cũng là người Trung-Hoa. Sau khi xuất-bản, sách lại được người Trung-Hoa trong chính-quyền và giới nghiên-cứu đọc, không có ai phản-ứng v́ mọi người đă như mặc-nhiên công-nhận chủ-quyền đó của Việt-Nam. Cuốn "Géographie de l'Empire de Chine" tiêu-thụ rất nhanh tại Trung-Hoa cũng như tại hải-ngoại, nên sách được tái-bản. Một người Anh tên M. Kennelly, xin với tác- giả L. Richard để tu-chỉnh và chuyển-ngữ sang tiếng Anh. Cuốn sách mới nhan-đề "L. Richard's Comprehensive Geography of the Chinese Empire and Dependencies" (translated into English by M. Kennelly, S. J.) cũng in tại Shanghai, T' usewei Press, xuất-bản năm 1908. Trong đó, phần địa-lư mô-tả các hải-đảo ngoài biển (Section IV. The coast-line of China, The Coast-Line of Kwangtung) tác-giả ghi nhận là quần-đảo Thất-Châu liên-hệ với Việt-Nam hơn là với Trung-Hoa : “The Paracels or Ts'ihchow (Seven Islets) - These lie to the S. E. of Hainan, and seem attached rather to Annam than to China”. Chúng tôi ghi lại nguyên-văn câu Anh-Ngữ trên v́ hai lư-do: - Khi cuốn sách được soạn-thảo, t́nh-h́nh chính-trị có vẻ sẽ đưa tới việc Nhà Cầm-quyền Trung-Hoa muốn đ̣i chủ-quyền trên quần-đảo Hoàng-Sa, lúc đó đang thuộc Việt-Nam. - Trong khi Việt-Nam gọi quần-đảo là Hoàng-Sa (hay nôm na là Băi Cát Vàng), người Pháp và người Anh gọi là Paracels. C̣n người Trung-Hoa cho đến năm đó, 1908, vẫn c̣n dùng một cái tên mập-mờ là Thất-Châu. Trên thực-tế, quần-đảo gồm rất nhiều hải-đảo, cồn, đụn, ch́m có, nổi có: số lượng đảo (Châu) lớn hơn con số 7 (Thất) rất nhiều.
Tập Hồ-Sơ Đế-Quốc Anh Tài-liệu dưới đây tuy đă cũ nhưng cũng kể là mới v́ chỉ được khám-phá ít năm gần đây (1986) mà thôi. Người Anh thường-thường rất tế-nhị về chính-trị và khéo-léo trong ngoại-giao. Ít khi chúng ta được nghe chính-quyền Anh lên tiếng bênh-vực hay chống đối về chủ-quyền trên các Hải-Đảo vùng Á-Đông. Các tài-liệu pháp-lư của họ, cũng v́ nhiều lư-do thận-trọng trong đường lối ngoại-giao, đă không được chính-phủ Anh-Cát-Lợi công-khai tuyên-bố rầm rộ. Tuy vậy nếu truy-t́m kỹ-càng các tài-liệu pháp-lư về tranh-chấp thuộc-địa Anh Pháp, chúng ta có thể t́m ra trường-hợp Anh-Quốc, với sự biểu-đồng-t́nh của Úc-Đại-Lợi (thành-viên của khối Thịnh-Vượng Chung thuộc Liên-Hiệp Anh) đă có quyết-định gián-tiếp công-nhận chủ-quyền Trường-Sa cho nước bảo-hộ Việt-Nam là Pháp-Quốc. Anh-Quốc cũng phủ-nhận chủ-quyền Trung-Cộng và ngưng việc tranh-chấp, không dành-dật chủ-quyền với Pháp-Việt v́ họ ư-thức tầm quan-trọng chiến-lược của Trường-Sa. Sau khi người Pháp ban-hành sắc-lệnh đặt Trường-Sa trực-thuộc tỉnh Bà-Rịa của Việt-Nam th́ có sự tranh-chấp Anh-Pháp về chủ-quyền quần-đảo. Ngày 23 tháng 4 năm 1930, Văn-pḥng Ngoại-Vụ của Anh nhận được điện-thư từ Tổng-Lănh-Sự Anh tại Sài-G̣n, nội-dung đại-khái như sau: "Chính-quyền Pháp loan-báo chủ-quyền của họ trên vùng Spratly hay Quần-Đảo Băo-Tố (tức Trường-Sa), đây chính-xác là vùng Quần-đảo mà Anh-Quốc đă sáp-nhập vào đế-quốc từ năm 1877. Xin cho biết chỉ-thị, nếu có để thi-hành". Ngay sau đó, công-cuộc thương-thuyết Anh-Pháp kéo dài tới hơn 10 năm với nhiều thủ-tục giấy tờ phiền-phức. Chính-phủ Pháp không nhận được một quyết-định thay đổi lập-trường nào của Anh-Quốc. Rồi Thế-chiến thứ II xảy ra, Anh-Pháp ngưng công-việc thương-thảo. Cho đến năm 1950, t́nh-h́nh tạm ổn, Úc-Đại-Lợi hỏi Anh-quốc quyết-định thế nào về đường-hướng tranh-chấp chủ-quyền trên Trường-Sa. Bộ Ngoại-Vụ Anh trả lời chính-phủ Úc bằng một văn-thư đề ngày 24 tháng 10 năm 1950 như sau: "Trong quan-điểm nhận-thức v́ tầm quan-trọng chiến-lược quyết-định, chúng ta không phủ-nhận chủ-quyền Trường-Sa cho nước bảo-hộ Việt-Nam là Pháp-Quốc. Anh-Quốc không mong chủ-quyền hải-đảo vào tay Nhật-Bản, Phi-Luật-Tân, Trung-Hoa Quốc-gia và đặc-biệt không muốn nó để rơi vào Chính-phủ Trung-Hoa Lục-địa." Văn-thư kết-luận: "Chúng ta v́ thế, không c̣n mưu-t́m một quyền-lợi nào để đeo đuổi vấn-đề đó và đề-nghị ngưng việc tranh-chấp hiện nay." V́ sư hệ-trọng của tài-liệu, chúng tôi đă đăng nguyên-vẹn bản văn trên internet (http://paracels.com) để quư độc-giả tiện tham-khảo. Nhan-đề là : "The French Annexation, and British Abandonment of Spratlies. Abandonment of Territorial Claims: The cases of Bouvet and Spratly Islands", by Geoffrey Marston. Trong The British Yearbook of International Law 1986, LVII, các trang 337-356).
Vấn-đề Pháp-lư và Chủ-Quyền Hoàng/ Trường Sa trong cộng-đồng quốc-tế Mặc dù diễn-đàn tranh căi chủ-quyền Hoàng-Sa Trường-Sa vẫn c̣n do người Trung-Hoa lấn áp trong thập-niên 1980, nhưng những vùng ánh sáng chân-lư đă loé bùng lên, xuyên phá ngang qua bức màn hoả mù Trung-Cộng. Trong một ít năm gần đây, t́nh-thế có vẻ như đổi chiều và một số tài-liệu pháp-lư có tính-chất quốc-tế bắt đầu xuất-hiện.
(1) Tiếng nói Covington Burling Vào tháng 6/ 1995, Công-ty Luật-pháp Quốc-tế Covington Burling ở Washington DC tuyên-bố rằng Việt-Nam có chủ-quyền khai-thác các mỏ dầu khí Thanh-Long và Vanguard. Theo các luật-gia danh tiếng của Covington Burling, Trung-Quốc hoàn toàn đi sai trái với những nguyên-tắc cơ-bản nhất của Quốc-tế Công-pháp. Chủ-quyền Việt-Nam dựa trên ba lư-lẽ sau: - Theo Công-Ước Luật Biển, Việt-Nam được hưởng chủ-quyền trong vùng biển Kinh-tế đặc-quyền 200 hải-lư tính từ bờ biển. - Do sự kéo dài tự-nhiên của thềm lục-địa, Việt-Nam được quyền đ̣i hỏi chủ-quyền hợp-pháp quá giới-hạn 200 hải-lư. Toàn khu vực Thanh-Long và Vanguard hoàn-toàn nằm trên phần lục-địa Việt-Nam. - Theo nguyên-tắc chia cắt đồng đều và cân xứng, một toà-án có quyền phân-định ranh giới thềm lục-địa trên khắp Biển Đông. Ư-kiến chuyên-môn thận-trọng nhất cũng đánh giá Thanh-Long và Vanguard thuộc Việt-Nam. Như vậy, Trung-Cộng không thể tự-ư nhượng quyền khai-thác dầu khí cho công ty Crestone Energy Corp. một cách bất hợp-pháp.
(2) Lương-tâm Đài-Loan Sự xuất-hiện của một thứ "nhất điểm lương tâm" cũng là một điều đặc-biệt mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây. Chính "đối-thủ" Đài-Loan đă làm thế-giới luật-gia ngạc-nhiên v́ họ đă lên tiếng xin rút lại những đ̣i-hỏi quá đáng về chủ-quyền trên biển lúc trước. Trong bài báo "China's 'Historic Waters' in the South China Sea: An Analysis From Taiwan, R.O.C.", hai Giáo-sư: Yann-huei Song của Học-viện Academia Sinica, Taiwan và Peter Kien-hong Yu của Viện Đại học Tôn-Dật-Tiên[2] đă phát-biểu rằng: "Kể từ nay, Đài-Loan sẽ không c̣n chấp-nhận việc nắm chủ-quyền toàn-thể vùng "Chữ U" như là một hành-động hợp-pháp mà chính Đài-Loan đă đ̣i hỏi trước kia. Nói theo tính-cách chiến-lược, người Đài-Loan không c̣n cần phải đóng vai tṛ "Bad Guy" nữa trong khi Trung-Cộng đă muốn độc-quyền làm kẻ xấu." (Tạp-chí "The Asian Review" Vol. XII, No. 4, Winter, 1994, các trang 83-101.)
(3) Tài hùng-biện của vị Nữ Giáo-Sư người Pháp Gần đây, với một tinh-thần hiệp-sĩ hiếm có, v́ "thấy sự bất-b́nh, rút dao tương-trợ", một vị Nữ-lưu, Thạc-sĩ Luật-học nước Pháp đă công-bố khắp thế-giới một cuốn sách 306 trang, gồm 28 phân-đoạn và 21 đề-mục liên-hệ bàn về chủ-quyền Hoàng-Sa Trường-Sa. Tác-phẩm nhan-đề: "La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys", Tác-giả: Monique Chemillier-Gendreau, xuất-bản tại Paris: Editions L'Harmattan, 1996. (Price: $42.00, Paperback). Theo vị Nữ Giáo-sư Luật Quốc-tế và Chính-trị-học này, cho đến nay Trung-Hoa không tranh-luận trên chủ-quyền chiếm đóng mà lại chỉ lập đi lập lại tính-cách lịch-sử (một cách mơ-hồ) của biển Nam-Hoa. Nếu việc Quân-đội Trung-Hoa đang chiếm đóng Hoàng-Sa Trường-Sa đă không phải là điểm then chốt trong lư lẽ tranh căi chủ-quyền th́ ta hăy mời mọi người xem xét tính-cách lịch-sử Trung-Hoa đối với Biển Đông ra sao? Trong cuốn sách mà giọng văn rất hùng-biện, như vai tṛ của một luật-sư đứng trước toà-án, để hết tâm-hồn bênh-vực cho lẽ phải, cứu giúp kẻ hàm oan, bà Monique Chemillier-Gendreau tŕnh-bày mọi lư lẽ chủ-quyền lịch-sử Trung-Hoa và lần lượt từng điểm một, mang sách sử cả Hoa, cả Việt, Pháp, Anh ra làm bằng-cớ; hoàn-toàn bác bỏ được mọi luận-cứ mập mờ của kẻ xâm-lăng. Cũng qua sử sách, với hàng chục dẫn-chứng, tác-giả đă quả quyết: Việt-Nam là nước độc nhất đă thực-sự hành-sử chủ-quyền quốc-gia trên hai quần-đảo từ thế-kỷ 18. Đọc xong cuốn sách, cả thế-giới luật-gia, sử-gia, học-giả nào cũng phải thấy rơ rằng Trung-Quốc chưa hề bao giờ có chủ-quyền tại Hoàng-Sa và Trường-Sa. Thêm nữa, một trong những đề-mục mà Thạc-sĩ Gendreau đề ra rất phù-hợp với sự thật mà hai giáo sư Nguyễn Dư-Phủ và Hà Mai-Phương đă khám-phá ra trước đây là giới-hạn Nam-Hải của Trung-Quốc xưa chỉ đến ngang đảo Hải-Nam. Từ Pháp cuốn "La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys"đă phổ-biến sang tới Hoa-kỳ là nơi Trung-Cộng dồn nỗ-lực nhiều nhất trong chiến-thuật "Biển Sách". Ảnh-hưởng của nó chắc chắn thật to lớn, có khả-năng hoá-giải phần lớn các lời lẽ ngụy-biện Trung-Hoa. B́nh-luận-gia kiêm luật-gia Steve Carlson của Đại-học Yale, sau khi đọc xong đă xác-nhận rằng sự ra đời của cuốn sách này làm mọi người có được cái nh́n rơ ràng vào sự thật bên trong của vấn-đề sôi bỏng là chủ-quyền trên Biển Đông. Chúng tôi xin chép lại câu kết-luận bài điểm sách của luật-gia Steve Carlson như sau đây: " This book competently and coherently offers key insights into a volatile and contemporary sovereignty dispute boiling in the South China Sea." (The Yale Journal of international Law, Winter 1997, Vol. 22: 239-241.)
Luận-án Lịch-Sử của Tiến-sĩ Nguyễn Nhă Ngày 20-1-1974, một ngày sau cuộc Hải-Chiến với Hải-Quân Việt-Nam, Trung-Cộng xâm-lăng Hoàng-Sa. Ngày 20-1-1975, Nguyễn Nhă là người thanh niên từng đóng góp cho Tập san Sử Địa 29: "Đặc Khảo Về Hoàng Sa và Trường Sa" lại tổ chức một triển lăm tại Thư viện quốc gia. Để kỷ niệm một năm ngày biến cố Hoàng Sa, Ông Nhă trưng bày tài liệu, h́nh ảnh thể hiện chủ quyền Hoàng Sa rơ rệt là của Việt Nam. Và đến 18-1-2003, 29 năm ngày biến cố Hoàng Sa, chàng thanh niên ngày xưa tŕnh trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học KHXH&NV đề tài "Quá tŕnh xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc (TQ), có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi", người đó là Nguyễn Nhă. “Với tôi, một nhà nghiên cứu - ông Nhă nói - tôi bám sát theo tư liệu lịch sử. Việc xác lập chủ quyền là của Nhà nước chứ không phải của dân. Do vậy, phải sử dụng tư liệu của chính quyền. Mà ở ḿnh th́ tư liệu đáng tin cậy có nhiều. Xưa nhất, vào cuối thế kỷ 17 đă có tập bản đồ Toản nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lô của Đỗ Bá Công Đạo có vẽ và ghi chú về “băi cát vàng”, tức Hoàng Sa. Tiếp đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quư Đôn mô tả chi tiết về hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Sang đến thời nhà Nguyễn th́ một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc sử quán, sách hội điển, châu bản của nội các triều đ́nh nhà Nguyễn đă ghi chép sự hoạt động của đội thủy binh Hoàng Sa một cách rơ ràng, thể hiện sự xác lập cũng như bảo vệ chủ quyền của Nhà nước VN trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Trong đó có các bộ sử sách: Châu bản triều Nguyễn, Hội điển, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...”. “Ở VN có một điều đặc biệt là tất cả các tài liệu đều là tài liệu công. Vua nói ǵ, bộ công nói ǵ, quan chức nói ǵ về chủ quyền Hoàng Sa, tất cả đều được sử gia chép lại. Chứ TQ th́ chỉ suy diễn thôi. TQ không có tài liệu nào của chính quyền TQ nói về chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa cả. V́ tên gọi Tây Sa cũng như Nam Sa là tên gọi sau này, bắt đầu từ 1909 mới có. Năm 1909 TQ đi thám sát mới đặt tên quần đảo Hoàng Sa là Tây Sa v́ cho rằng đây là đảo vô chủ (res nullius)”.
Nghiên cứu Thực-địa đội Hoàng Sa Giống như Tiến-sĩ Nguyễn Nhă, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại Học Quốc-Gia Hà Nội, cũng cho rằng việc “Nghiên cứu Thực-địa” la` quan-trọng. Khi nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa không thể nào không tới Lư Sơn - nơi được biết là nguồn cung cấp chủ yếu dân binh cho các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, những đội được cử ra hai quần đảo này. Ông Ngọc nói: Tôi ra Lư Sơn hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1995 và đă khảo sát kỹ càng. Năm 2001 trở lại lần nữa . Dù có ra nước ngoài nhiều lần v́ vấn đề này nhưng phải nói rằng những chuyến đi Lư Sơn mới là những chuyến đi quan trọng nhất. Nó quan trọng v́ tư liệu về lịch sử chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và Trường Sa dưới các văn bản của nhà nước hay là được triển khai bởi các nhà nước VN trước đây (được ghi chú trong các sách và lưu trữ trong các kho lữu trữ trung ương) về những chuyến đi Hoàng Sa do nhà vua trực tiếp chỉ đạo. Tức là người đứng đầu cao nhất của nhà nước giao trách nhiệm, thế là thể hiện chủ quyền chứ c̣n ǵ nữa! Nhưng sinh động hơn và hết sức quư giá là những quyết định của vua, của Nhà nước đă được thực hiện một cách đầy đủ, triệt để và hết sức tự giác bởi chính những người dân thường đảo Lư Sơn.[3]
Đấu tranh trên trường chữ nghĩa Việc đấu tranh trên trường chữ nghĩa thật là cần-thiết. Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc có lần nói rằng: Kinh nghiệm cho thấy các học giả TQ rất sợ thủ thuật bịp bợm của họ bị đưa ra ánh sáng. Năm 1996, cuốn "Chủ quyền trên quần đảo Paracels và Spratlys" của bà Monique Chemilier Gendreau, một luật sư, giáo sư có tên tuổi ở Pháp và nước ngoài ra mắt bạn đọc đă làm cho các học giả TQ hoảng hốt và khẩn khoản mời bà sang Bắc Kinh nói là để cung cấp thêm tài liệu. Bà đă đến Bắc Kinh và đối mặt với mấy chục học giả TQ. Bà cho biết, học giả TQ không giải đáp được những vấn đề do bà đặt ra, không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục. Nhân cuộc phỏng-vấn, Ông nói đến một cuốn sách chưa được xuất bản của một người quá cố, một chuyên gia về Hoàng Sa- Trường Sa. Đó là công tŕnh nghiên cứu của ông Phạm Kim Hùng, nguyên chuyên viên Bộ Ngoại giao. … TQ có một học giả lớn tiếng nhất về việc khẳng định chủ quyền quốc gia của họ ở Hoàng Sa, đó là ông Hàn Chấn Hoa. Ông ta có một cuốn sách gọi là Ngă quốc Nam hải chư đảo (tổng hợp các nguồn sử liệu về các đảo ở biển Nam). Thực ra TQ đă làm việc này từ lâu, nhưng có thể nói, đến Hàn Chấn Hoa mới tổng kết lại một cách có hệ thống, cho nên nguy hiểm ở chỗ là sau khi "cái được gọi là công tŕnh nghiên cứu" của Hàn Trấn Hoa ra đời th́ rất nhiều người tin là chủ quyền của TQ là hiển nhiên. Trong đấu tranh khẳng định chủ quyền của ta th́ đấu tranh phản bác cuốn sách của Hàn Chấn Hoa là một trong những nội dung hết sức quan trọng. Phạm Kim Hùng là một chuyên gia mấy chục năm nghiên cứu về Hoàng Sa, đă viết một cuốn sách để phản bác lại Hàn Chấn Hoa, bóc trần những luận điểm sai trái, để mọi người biết rằng Hàn Chấn Hoa chỉ lợi dụng danh nghĩa khoa học để che đậy, xuyên tạc sự thật. Tiếc rằng cuốn sách chưa kịp in ông đă qua đời. Giáo Sư Nguyễn Quang Ngọc hiện lưu-trữ bản thảo cuốn sách của của ông Phạm Kim Hùng. Chúng ta hy-vọng ông Ngọc có điều kiện để xuất bản. Đây cũng sẽ là một trong những tài liệu rất hữu ích.
Những đ̣n chí-mạng trên mạng lưới toàn-cầu Internet Vài ba thập-niên trước, khi bước vào thư-viện t́m tài-liệu chủ-quyền trên Biển Đông, người ta chỉ thấy toàn là sách của Trung-Hoa, hay của những tác-giả hải-ngoại gốc Trung-Hoa. Văn-đàn pháp-lư v́ thế coi như chỉ có sự độc-diễn của một phía với các tài-liệu hư hư, thực thực để Trung-Hoa tác-tạo hỏa-mù như phần trên của bài viết đă đề-cập. Thế nhưng, độc-hại của lớp khói không được bền lâu v́ là đồ giả-tạo nên dễ bị tan-biến rất nhanh. Trong thập-niên 1990 qua đầu thế-kỷ 21, mọi sự thực về chủ-quyền hải-phận Biển Đông đă được tŕnh-bày rơ rệt hơn xưa. Rồi mới đây, những đ̣n chí-tử cho Trung-Cộng xuất-hiện trên mạng lưới điện-toán toàn-cầu Internet. Rất nhiều Websites được thành-lập cung-cấp đầy đủ mọi dữ-kiện pháp-lư cũng như tin-tức hoạt-động quân-sự cũng như chính-trị liên-hệ đến Biển-Đông. Thế-giới văn-minh siết bao súc-động khi được tin hạm-đội của họ nhiều lần tiến xuống xâm-lăng Trường-Sa. Rồi Trung-Cộng mập mờ lấy danh-nghĩa đưa phái-đoàn khoa-học Liên-hiệp-quốc đi khảo-sát, để bất-thần tiến-chiếm Trường-Sa, bắn ch́m nhiều chiến-hạm Việt-Nam Cộng-Sản. Sau này Trung-Cộng c̣n làm kiểu "mèo khóc chuột", tuyên-bố rất tiếc là biến-cố đă xảy ra. Liên-hiệp-quốc cũng lên tiếng thanh-minh không có công-tác khảo-sát nào ở Trường-Sa. (South China Sea Treacherous Shoals, tạp-chí Far Eastern Economic Review, 13 Aug 92: 14-17.). Tất cả diễn-tiến như vậy với đầy đủ chi-tiết loan ra rất nhanh nhờ hệ-thống mạng-lưới điện-toán toàn cầu. Có các trang Web nói lên những sự thực pháp-lư khách-quan nhưng lại tác-dụng như những "cái xương lớn mắc trong cổ họng" của kẻ Xâm-lược. Sách báo xem xong th́ được gập lại bỏ vào tủ, nhưng các Websites lúc nào cũng hiện-diện cả ngày đêm trên màn ảnh, kéo dài nhiều năm tháng, lại được thông-tin tức-khắc đi khắp hoàn-cầu. Đặc biệt là khi bài vở được tŕnh-bày khéo léo, những tư-tưởng hợp-lư rất dễ thuyết-phục mọi người. Những lời ngụy- biện phơi-bày thường-trực trên mạng lưới một thời-gian sau sẽ không c̣n che dấu được và mặt trái xấu xa bị lộ ra ngoài dễ dàng. Hoàng-Sa, Trường-sa và Biển Đông là của Việt-Nam. Trong khi người Việt-nam chúng ta rất ít chú-tâm xây-dựng các trang Web để tŕnh-bày những lư-lẽ chủ-quyền của dân-tộc ḿnh th́ rất đông các nhà thức-giả ngoại-quốc lại quan-tâm đến việc sử-dụng phương-tiện này để thông-tin và b́nh-luận về t́nh-trạng Biển Đông. Họ rất e ngại cho sự bất ổn trong vùng. Ư-thức được rằng nếu muốn thế-giới được sống trong ḥa-b́nh, con người thuộc mọi chủng-tộc phải cổ vơ ḥa-b́nh, khuyến-khích nhau bảo-vệ luật-pháp và răn đe những thành-phần hiếu-chiến. Hiện nay hầu hết các Đại-Học Luật-Khoa, các Cơ-quan Quốc-tế về Văn-hóa, các Tổ-hợp Luật-pháp đều có Websites để thực-thi những nguyện-vọng tương-tự. Chúng ta cần cảm ơn những người có ḷng như vậy. Khi say mê đọc những bài viết.trên lưới, chúng tôi hiểu ra những lợi điểm to lớn của Internet. Những bức màn tre bưng-bít, những bức màn sắt tù đày và không lâu nữa, những bức tường lửa lần lượt theo nhau bị sụp đổ. Người Tàu nào mà chả sửng sốt khi xem thấy những câu mở đầu cho một website về luật-pháp mà chúng tôi xin đăng nguyên-văn như sau: Questions about History ? Here are several comments on the issue of South China Sea: (1) By the law of sea, merely discovery of an island does not guarantee a sovereignty. (2) The first time China sent its stationed troop to Nansha Islands (Taiping) is 1910 by the navy minister Li Zhun. Due to the Xin Hai Revolution of 1911, they starved there soon. (3) The sovereignty over one island does not guarantee the sovereignty over uninhabited surrounding islands unless the military takes regular patrol around them. (4) The sovereignty over one island grants China the territory claim 12 nautical miles around it, not the entire sea. (5) Zeng Mu An Sha is 20 meters below sea-level. It can not be a basis for a territory claim. Its original name is James, after its discoverer. Zeng Mu was made up arbitarily by the ROC government. (6) The PRC declared in 50's (signed by Zhou En Lai), that Yellow Sea and Bo Hai are China's inner seas, East Sea (including the Taiwan Strait) and South Sea are open waters. (7) China has been asked by foreign countries the historical or legal background for Chinese maps about the South Sea. The PRC foreign ministry has not been able to give an answer. Trung-hoa rất khó mà đối-đáp lại được những lư-lẽ danh thép kể trên. Qua nhiều năm dài, trang Web vẫn hiển-hiện trên lưới, những ḍng chữ gợi sự hồI-tâm chuyển-ư vẫn c̣n đó như thách-thức, như chờ đợi mà vẫn không có hồi-đáp thỏa đáng. Chỉ ngượng ngùng thôi, những người Tàu hung-hăng nhất, thích căi lư nhất cũng bớt hung-hăng, giảm tính căi bướng đi ít nhiều. Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời. Đó là lư-do người ta có thể hiểu tại-sao Trung-Cộng phải tạm ngưng không giám trâng-tráo lấn chiếm thêm Hải-đảo cũng như Hải-phận của các nước láng giềng.
Luật Biển LHQ, một ư-thức mới về trật-tự trên biển Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc ra đời là một biến-cố trọng-đại. V́ ư-thức được sự cần-thiết phải có một nền trật-tự chung trên đại-dương cho nhân-loại, nhiều quốc-gia đă đồng-ư cùng nhau đưa ra một dự-án quản-trị biển cả toàn-cầu. Sau 15 năm cố gắng làm việc của nhiều cơ-quan quốc-tế, gặp nhiều khó khăn về thương-thuyết, dự-thảo Luật Biển của Liên-hiệp-Quốc sau ba lần đại-hội, được ra đời vào năm 1982. Trong niềm hy-vọng những tốt đẹp trên biển cả sẽ đến với nhân-loại, các luật-gia John R. Stevenson và Bernard H. Oxman đă thở phào nhẹ nhơm khi viết rằng: "Tất cả những cố-gắng trước đây trong suốt cả thế-kỷ để đưa toàn-thể thế-giới ngồi lại với nhau trong một sự đồng-ư vững-chắc về biển cả đă tan vỡ. Thỏa-ước Liên-hiệp-Quốc về Luật Biển là điều cận-kề nhất mà loài người chúng ta có thể tiến đến với nhau. Mục-tiêu đó nay đang ở trong tầm tay". (The Future of the United Nations Convention on the Law of the Sea, trong The American Journal of International Law, Vol. 88, July 1994: 488-499.) Thỏa-ước "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS hay LOS Convention, công-bố ngày 10-12-1982 tại Montego Bay, Jamaica đă được 159 quốc-gia kư-nhận (signatures) và như tiên-liệu, đă có đủ 60 quốc-gia duyệt-y (ratification.) Kể từ ngày 16-11-1994, thỏa-ước UNCLOS trở thành luật và được mang ra thi-hành. Nội-dung của thỏa-ước rất lư-tưởng như cho rằng "Biển cả là tài-sản chung của Nhân-Loại". Sự thi-hành Luật Biển lại dựa hoàn-toàn trên tinh-thần thiện-chí của mọi quốc-gia trên thế-giới. Có nhiều điều-luật cần-thiết c̣n thiếu sót. Một số điều chưa được tŕnh-bày rơ ràng hay không phù-hợp với thực-tế sẽ dần dần được các cơ-quan luật-pháp nghiên-cứu, đề-nghị điền-khuyết hay tu-chỉnh như đă từng được làm từ mấy chục năm qua ... Các nước Đông-Nam-Á quanh vùng Biển Đông đều là hội-viên LHQ., đă cùng kư-kết thi-hành Luật Biển. Trừ ra nước Tàu từ xưa vẫn ngoan-cố, nay lại chưa chấp-nhận việc thi-hành. Để cho t́nh-trạng thêm phần căng thẳng, Trung-Cộng ban-hành Luật Lănh-hải 1992 riêng cho họ. Luật này ngăn chặn việc thi-hành Luật Biển LHQ về chủ-quyền hải-phận của những quốc-gia duyên-hải bằng cách tuyên-cáo một cách trâng tráo : Biển Đông là nội-hải hay lănh-hải Trung-Hoa. Tuy vậy, đa-số giới luật-gia tin-tưởng rằng nhờ số lượng "đa-số áp-đảo" các quốc-gia kư-nhận, rồi ra Luật Biển sẽ được toàn-thể cộng-đồng nhân-loại tôn-trọng và thi-hành hầu mang lại ḥa-b́nh trên biển.
Yếu-tố Pháp-lư chính-yếu: Luật Biển Theo Luật sư Nguyễn Hữu Thống: Các tài liệu sách báo, họa đồ, các chứng-tích lịch sử hay nhân chứng, v.v..., phải có tính cách khách quan xác thực. Dầu sao các tài liệu này không có giá trị bằng các yếu tố khoa học như địa lư, địa h́nh, địa chất, sinh thực học, khí hậu, v.v... Nhất là nó không thể đi ngược lại các điều khoản của Công-Ước về Luật Biển và các nguyên tắc thành văn của Luật Tục Lệ Quốc Tế do các ṭa án quốc tế áp dụng từ nhiều thập kỷ nay. Tinh thần của Luật Biển là trọng pháp (law) và công-bằng (equity). Phương thức giải quyết tranh chấp theo Luật Biển là điều đ́nh, ḥa giải, thỏa hiệp, sau mới nhờ đến ṭa án trọng-tài hay ṭa án quốc tế. (Xin xem bài "Vấn-đề Hoàng-Sa - Trường-Sa". Luật sư Nguyễn Hữu Thống. Báo Đi Tới, Số Đặc-Biệt Biển Đông, Canada, 1999). Hai luật-gia Mark J. Valencia và Jon M. Van Dyke, sau khi bàn-luận đến những lợi-điểm của Việt-Nam trong việc kư-nhận thi-hành Luật Biển LHQ., cũng khuyến-cáo Việt-Nam nên tu-chỉnh lănh-hải lịch-sử (historic waters) và thu bớt phần nội-hải bằng cách duyệt lại các đường căn-bản baselines. (Vietnam's National Interests and the Law of the Sea, trong Ocean Development and International Law, Vol.25, Apr/Jun 1994: 217-250.) Khối-lượng chất xám của chúng ta ở hải-ngoại rất đáng kể, nhưng h́nh như địa-bàn phục-vụ của trí-thức Việt-Nam đă có một khoảng trống vắng quan-trọng về Luật Biển. Cho đến nay số lượng sách vở tŕnh-bày các lư lẽ chủ-quyền hải-đảo của chúng ta tuy thật là hợp lư, rơ ràng; nhưng c̣n quá ít ỏi. V́ chính-nghiă ta ngời sáng, chúng tôi đặt hy-vọng rằng một khi thế-hệ các luật-gia trẻ ra tay, tiếng nói của chúng ta về chủ-quyền Việt-Nam trên Biển Đông sẽ có ảnh-hưởng mạnh mẽ hơn. Chỉ cần chừng vài chục thí-sinh Việt-Nam nộp luận-án Tiến-Sĩ luật-khoa về "pháp-lư hải-phận” là cán cân dư-luận thế-giới văn-minh lập-tức nghiêng về phía Việt-Nam. Lư-lẽ pháp-lư đă chính-xác, tiếng nói sẽ vang vọng rất xa!
Lănh-thổ và lănh-hải. Học địa-lư, chúng ta biết rằng diện-tích lănh-thổ nước Việt-Nam đo được 329,600 km2. Ngoài lănh-thổ đó, một khu-vực trên biển từ bờ trở ra khơi 12 hải-lư (hl) đă được nhận là lănh-hải (territorial waters.) Chủ-quyền quốc-gia trên lănh-hải giống như chủ-quyền trên lănh-thổ. Vào năm 1964, chính-quyền cộng-sản Việt-Nam tuyên-bố lănh-hải 12 hl. Ngày nay, chúng ta cần biết thêm về một vùng hải-phận rộng lớn hơn nữa ở ngoài biển thuộc chủ-quyền khai-thác của dân Việt-Nam ta: Khu-vực Biển Kinh-tế Đặc-quyền 200 hải-lư mà danh-từ Luật Biển gọi là Exclusive Economic Zone- EEZ. Vào ngày 12-5-1977, Chính-quyền CHXHCN Việt-Nam ra tuyên-cáo những hải-phận như sau: - 12 hl lănh-hải - 12 hl vùng cận-hải phía ngoài lănh-hải - 200 hl vùng biển kinh-tế tính từ ngoài đường căn-bản lănh-hải (200NM from territorial waters base line.) Website của Đảng Cộng Sản Việt Nam đă ghi: “Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 th́ nước Việt Nam ngày nay không chỉ có phần lục địa nhỏ hẹp “h́nh chữ S'' mà c̣n có cả vùng biển rộng lớn gần l triệu km2 gấp 3 lần diện tích đất liền.” http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=67&subtopic=166&leader_topic=278&id=BT1850437252. Việt-Nam là quốc-gia có đường duyên-hải khá dài, tỷ-lệ bờ biển/ diện-tích lănh-thổ hơn 1 phần trăm. Trong khi đó, Trung-Cộng có rất ít bờ biển, tỷ-lệ chỉ đạt tới 1.5 phần ngàn mà thôi. Theo Luật-sư Mark J. Valencia, Việt-Nam ước-lượng vùng EEZ rộng tới 210,600 dậm vuông (square nautical-mile) trải dài ra trên Biển Đông. Diện-tích này tính ra 722,338 km2, tức rộng hơn hai lần đất liền, (225% so với lănh-thổ.) Theo bảng liệt-kê cung-cấp bởi vị Luật-sư này, Việt-Nam có chiều dài bờ biển 2,828 hải-lư (tức 5,237 km, hải-phận EEZ rộng 210,600 hl vuông, không thua Trung-Cộng bao nhiêu. Dự-thảo Luật Biển Liên-hiệp-Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS hay LOSC) quy-định rằng hải-phận dành cho quốc-gia duyên hải quản-trị và hải-đảo cũng có những hải-phận như đất liền. Tại Biển Đông, nước nào có chủ-quyền trên các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa sẽ được sở-hữu những tài-nguyên trong các hải-phận liên-hệ. Những vùng biển như vậy rất to lớn, đặc-biệt lại nằm trong khu-vực có nhiều tiềm-năng dầu-khí. Đối với Việt-Nam, đặt giả-sử nếu ta kiểm-soát trọn-vẹn cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa, hải-phận khai-thác kinh-tế (EEZ) của quốc-gia ta sẽ lớn gấp 4, 5 lần lănh-thổ hiện-thời trong lục-địa. Tài-nguyên dưới biển nếu khai-thác hết, có lẽ nhiều hơn sản-lượng thu-đạt trên đất liền. Suy-luận theo t́nh-trạng hiện nay, cả lư lẫn t́nh, Việt-Nam không thể nào đ̣i hỏi quyền kiểm-soát toàn-thể tất cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa. Tuy vậy nếu mọi phe-phái tôn-trọng Luật Biển, nước ta cũng sẽ được thụ-hưởng tài-sản một vùng Biển Đông rộng lớn, với những nguồn tài-nguyên phong-phú rất đáng kể. Theo Giáo-Sư Lê-Chỉ-Thảo và các nhà Địa-Lư-Học khác, Việt-Nam có tới một triệu cây số vuông mặt biển thuộc đặc-quyền kinh-tế. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một số ưu-điểm của Việt-Nam trong tinh-thần tôn-trọng Luật Biển.
Hoàng-Sa là chỗ nối dài của Duyên-hải miền Trung Luật Biển Liên-hiệp-quốc có điều-khoản quan-trọng bàn về thềm lục-địa, đặc-biệt dành ưu-thế cho các quốc-gia có đáy biển thoai-thoải nối dài ra khơi. Sách Địa-lư Việt-Nam thường ghi-nhận một cách tổng quát là biển miền Trung sâu, bờ biển dựng đứng. Nếu chỉ đọc và hiểu sơ sài như vậy th́ thật là tai-hại v́ có người đă từng nghĩ rằng Hoàng-Sa không liên-hệ ǵ tới thềm lục-địa Việt-Nam. Sự thực, nhận-xét này chỉ có nghĩa tương-đối khi biển miền Trung được các tác-giả mang ra so-sánh với biển miền Bắc và biển miền Nam mà thôi. Đi sâu vào chi-tiết, chúng ta thấy chỉ có một đoạn ngắn bờ biển miền Trung khá dốc tại B́nh-Định, Phú-Yên và Khánh-Hoà. Suốt từ Thanh-Hoá chạy qua các tỉnh Nghệ-An, Hà-Tĩnh, Quảng-B́nh, Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Quảng-Nam cho tới Quảng-Ngăi; biển rất nông cạn. T́nh-trạng đáy biển chạy thoai-thoải ra ngoài khơi, gần tương-tự như tại vịnh Bắc-Việt. Xa xa hơn về phía Nam, kể từ Mũi Dinh Ninh-Thuận qua B́nh-Thuận, đáy biển trở lại nông cạn hơn và thoai-thoải nối dài ra phiá Trường-Sa. Nếu lại quan-sát địa-h́nh đáy biển, người ta thấy quần-đảo Hoàng-Sa nằm sát với thềm lục-địa của Việt-Nam. Tuy toàn thể khu-vực quần-đảo nổi cao hơn vùng biển vây quanh nó, nhưng nền đất Hoàng-Sa được nối thẳng vào thềm lục-địa Việt-Nam như là qua một cái cửa ngơ thông vào vùng cù-lao Ré và bờ biển Quảng-Ngăi. Hành-lang đó khá nông, chỗ sâu nhất chỉ chừng 500 m. Trong khi đó, đáy biển đột ngột lại sụt xuống về phía Trung-Hoa, độ sâu lên tới hàng ngàn mét, rồi 2000m, 3000m hay hơn nữa. Những hải-đồ có ghi độ sâu đáy biển chứng-minh rơ rệt quần-đảo Hoàng-Sa là phần nối dài của lục-địa Việt-Nam. Đường đồng-thâm (hay đẳng sâu, iso-depth contour) 1000 thước bao kín các vùng về phía Bắc và Đông, trong khi các đường nông cạn lại mở rộng qua phía Việt-Nam theo chiều hướng Tây Tây Nam. Nói một cách khác, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600 tới 700 m th́ Hoàng-Sa dính vào Việt-Nam như một khối đất liền và xa cách hẳn Trung-Hoa bằng một vùng biển nước sâu tới cả 1,000m.
Qua thế-kỷ 21 mới này, Trung-Cộng đang có âm-mưu thâm-độc ǵ? Sau vụ biên-giới trên đất liền, chắc-chắn Trung-Cộng sẽ tiếp-tục âm-mưu thâm-độc xâm-lăng hải-phận Việt-Nam. Trung-Cộng đă chia cho Cộng-sản Hà-Nội 53% Vịnh Bắc-Việt (tức là Việt-Nam bị thiệt 9%, khoảng 11.000 km2). Đường phân ranh không phải là đường trung-tuyến theo Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc (tức giữa hai đường lănh-hải 12 hải-lư). Bắc-kinh buộc Hà-Nội phải công-nhận đảo Hải-Nam như là một lục-địa. Trong khi đó, không những họ chẳng chịu kể Bạch-long-Vĩ của Việt-Nam là một ḥn đảo mà c̣n hạ giá-trị đảo này xuống cho ngang hàng với một ḥn đá ngầm, chỉ có hải-phận nhỏ bé 3 hải-lư cho đặc quyền kinh-tế. Ba ngàn đảo Việt-Nam hoàn-toàn không tính cho vùng lănh-hải. Ngoài ra, Trung-Cộng c̣n cố ư ngăn-chặn không cho Việt-Nam được đưa ra một yếu-tố thật quan-trọng trong Luật Biển Liên-Hiệp-Quốc là sự nối-tiếp địa-h́nh của đất liền chạy dài ra ngoài biển. Theo các chuyên-gia Luật Biển, Việt-Nam có đầy đủ yếu-tố căn-bản như vậy để hưởng đặc-quyền chiều rộng thềm lục-địa và hải-phận kinh-tế mở rộng cho tới 350 hải-lư (Vietnam's National Interests and the Law of the Sea, Mark J. Valencia & Jon van Dyke, trong Ocean Development and International Law, Apr/ Jun 1994: 228-229.) Việc phân chia hải-phận Vịnh Bắc-Việt cũng như việc xác-định chủ-quyền Quốc-gia chúng ta trong những vùng đất, vùng biển nào khác đều quan-trọng. Một chính-quyền chân-chính phải quyết-tâm bảo-vệ lănh-thổ. Công-pháp Quốc-Tế đứng về phía Việt-Nam. Trong tinh-thần thượng-tôn luật-pháp, ư-thức của nhân-loại đang gia-tăng về một trật-tự cần-thiết trên biển; thời-gian hiển-nhiên cũng đứng về phía dân-tộc chúng ta. Điều cần-thiết lúc này là chúng ta phải làm sáng-tỏ chính-nghiă chủ-quyền của chúng ta cùng cộng-đồng thế-giới. Nếu v́ đối-phương hiếp-đáp, áp-bức trong bàn hội-nghị mà cuộc điều-giải bất- thành, Việt-Nam cần đưa vụ lấn-áp Hải-phận vịnh Bắc-Việt cũng như những tranh-chấp các quần-đảo Hoàng Sa Trường Sa ra trước Ṭa-Án Quốc-Tế. Sau nữa, toàn dân trong cũng như ngoài nước hy-vọng rằng nhà cầm-quyền Cộng-Sản Việt-Nam không nên muối mặt kư-kết thêm hiệp-định bất b́nh-đẳng một lần nữa. Dù chót đă hứa với Bắc-Kinh sẽ thoả-thuận về những tranh-chấp Biển Đông trong những năm 1990- 2000, Cộng-sản Hà-Nội nên hồi-tâm lại, đặt quyền-lợi quốc-gia trên hết. Hăy phản công lại mới được!
Hoàng-Sa và việc tranh-chấp hải-phận Quần-đảo Hoàng-Sa đă bị Trung-Cộng cưỡng-chiếm, nhưng Hoàng-Sa chưa phải hoàn-toàn mất hẳn nếu như người Việt-Nam chúng ta c̣n ư-chí phục-hoàn đất cũ, không chịu buông xuôi. Biến-cố Hoàng-Sa 1974 cần được ngàn đời nhắc nhở để nung nấu ḷng yêu nước của con dân Hồng-Lạc chống kẻ thù truyền-kiếp phương Bắc. V́ Tiên Lễ Hậu Binh, Việt-Nam sẵn sàng thương-thuyết trên căn-bản Công-pháp Quốc-tế. Là một dân-tộc kiên-tŕ sau cả ngàn năm Bắc-thuộc mà c̣n dành lại được quyền tự-chủ, chúng ta không quản-ngại ǵ trong kế-sách trăm năm thu-hồi lănh-thổ và hải-phận đă mất. Tâm-lư của kẻ xâm-lược là vội vă đánh nhanh, chiếm lẹ. Mục-đích của kẻ thực-dân là khai-thác tài-nguyên, nên ước mong của Trung-Công là cố gắng đẩy mạnh cuộc thương-thuyết cho hoàn-tất sớm sủa để hưởng lợi. Như đă từng đề-cập ở trên, thời-gian là yếu-tố đứng về phía chúng ta. Không v́ ảo-tưởng miếng mồi thơm ngon mà sa vào cái bẫy sập của kẻ thù. Một khi hạ quyết-tâm, không những ta đă bền chí trường-kỳ tranh-đấu mà c̣n làm đối-phương không thể nào ăn ngon ngủ yên, lúc nào cũng sợ bị quấy-phá. Như vậy, chúng làm sao an-tâm trong việc khai-thác tài-nguyên cho được. Chúng ta không tài giỏi đă để mất Hoàng-Sa, nhưng hăy bảo nhau biến Hoàng-Sa thành một miếng xương lớn móc trong cổ họng con hạm Trung-Hoa, khiến nó một ngày nào đó không nuốt trôi đành ḷng nhả ra mà thôi. Trời cao có mắt, một khi nước Tàu đại-loạn, Việt-Nam hăy chờ đợi để lấy lại mảnh đất của ḿnh đă mất. Quá-khứ cho biết suốt ḍng lịch-sử, nước Trung-Hoa ít khi được hưởng thái-b́nh lâu dài. Quốc-gia ta cần nghiên-cứu một kế-sách tái-chiếm này cho hoàn-bị. Những vị anh-hùng trong tương-lai sẽ hiên-ngang trở lại Hoàng sa. Sẵn có địa-lợi v́ Hoàng-Sa gần sát với quân-cảng Việt hơn Tàu, một khi thiên-thời và nhân-hoà hợp nhất, việc này tưởng như khó khăn mà sẽ đương-nhiên xảy ra . Thượng-sách là như vậy, nhưng theo suy-luận của một số người thông-thạo Luật Biển th́ Việt-Nam cũng không thiệt-hại hay mất mát nhiều về hải-phận (cho dù Trung-Cộng xâm-chiếm mất Hoàng-Sa) nếu như các phe thương-thuyết đều tôn-trọng Luật Biển LHQ. Những ưu-thế của Việt-Nam đă được tŕnh-bày ở trên, riêng Hoàng-Sa nằm trong một số trường-hợp đặc-biệt như sau: - Việc chiếm-đóng bằng bạo-lực không đưa đến chủ-quyền. - Hoàng-Sa gồm nhiều đảo nhỏ, không có cư-dân, không tự-túc kinh-tế nên không được hưởng quy-chế hải-phận đặc-quyền kinh-tế. - Nền đất quần-đảo Hoàng-Sa nằm trên thềm lục-địa, lại đặc-biệt nối liền với Cù-lao Ré và tỉnh Quảng-Ngăi. - Yếu-tố thời-gian rơ rệt đang giúp cho Việt-Nam một thế đứng vững mạnh hơn trên trường quốc-tế công-pháp. Trong khi đó thế-giới luật-gia lại đang gia-tăng áp-lưc nặng nề lên phía Trung-Cộng. Hoả-mù tuyên-truyền của họ trong những thập-niên 1970, 1980 nay đă đang tan ră thành từng mảng. Chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa Trường-Sa thực-sự là một chính-nghiă sáng ngời.
Chính-nghiă tất thắng Như Kim-cương không bao giờ hư nát, như Vàng không sợ lửa; chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa Trường-Sa là một chính-nghiă sáng ngời. Lúc trước, chiến-thuật "Biển Người" của Trung-Cộng một hồi đă gây kinh-hoảng cho loài người. Ngày nay, thời-đại "màu đỏ máu" của Cộng-Sản bao trùm 1/3 nhân-loại thực-sự qua rồi. Đă đến lúc ánh sáng công-lư có khả-năng hoá-giải sách-lược "Biển Sách" nguỵ-tạo lịch-sử của Trung-Cộng. Lời kêu gọi của một vị Cựu Tổng-Hội-Trưởng Cựu Hải-Quân và Hàng-Hải VNCH ngày 27 tháng 3 năm 1997 sau đây khá thuyết-phục: "Chúng tôi thành-khẩn kêu gọi toàn-thể đồng-bào cương-quyết và đồng-tâm trong nhiệm-vụ bảo-vệ chủ-quyền và tài-nguyên quốc-gia. Tùy theo khả-năng và hoàn-cảnh, chúng ta sẽ làm đủ mọi cách để các nguyện-vọng nói trên sớm được thoả-măn. Chúng ta quyết không để mất một tấc đất hay tấc biển mà toàn dân Việt-Nam đă tạo-dựng, bảo-vệ và ǵn giữ trong suốt bốn ngàn năm qua."
Những Biến cố Mất-mát và Xâm-phạm hải-phận Chưa bao giờ trong Việt-Sử chúng ta bị mất quá nhiều chủ-quyền lănh-thổ, đặc-biệt là mất mát hải-phận nhiều như vậy trong ít năm vừa qua. Không những Việt-Nam thiệt hàng chục ngàn Km2 tại Vịnh Bắc-Việt cho Trung-Cộng, nước ta c̣n mất nhiều ngàn Km2 cho Thái-Lan tại Vịnh Phú-Quốc và mất mát nhiều chục ngàn Km2 nữa cho Nam Dương tại vùng biển phía Nam Côn-Sơn. Sự mất mát hải-phận rất đau ḷng nhưng không phải sự mất mát tạo ḥa-b́nh cho người dân Việt làm ăn yên-ổn. Trung-Cộng vẫn tiếp-tục lấn-áp qua nhiều h́nh-thức khác nhau: - Trung Quốc phản-đối, cản-trở không muốn cho Việt-Nam gọi đấu thầu các lô dầu khí Phú Khánh, ngoài bờ biển Phú-Yên Khánh-Ḥa. Căn cứ vào luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, khu vực này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. - Trung Quốc mang dàn khoan KANTAN 3 đến hoạt động tại khu vực có tọa độ 17 độ 26 phút 42 giây Vĩ độ Bắc, 108 độ 19 phút 05 giây Kinh độ Đông, cách bờ biển Việt Nam 63 hải lư, cách bờ biển đảo Hải Nam, Trung Quốc 67 hải lư từ ngày 19/11 đến 31/12/2004. Cũng căn cứ vào luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, khu vực này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. - Trung Quốc gửi tàu thuyền xâm phạm chủ quyền vùng biển VN. Từ đầu năm 2004 đến nay, riêng Bộ đội Biên pḥng Đà Nẵng đă phát hiện 1,017 lượt tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt-Nam, uy hiếp ngư dân làm ăn trên biển. Trong đó đă gây ra 89 vụ tông va, làm chết và mất tích 23 người, bị thương 6 người, ch́m và hư hỏng 10 phương tiện, 12 thúng câu, mất cắp trên 13.000m lưới các loại... Ngoài Đà Nẵng, những vùng khác không biết t́nh-h́nh ra sao?
Đi t́m Bản-đồ Hải-phận. Những chuyện lộn-xộn với Trung-Quốc sẽ c̣n tiếp-tục. Địa-điểm này hay địa–điểm kia có nằm trong hải-phận Việt-Nam hay không? Chúng ta cần phải có tấm bản-đồ hải-phận mới có thể xác-nhận được. Công-việc vẽ bản-đồ Đất Nước (kể cả hải-phận) là bổn-phận của chính-quyền. Ngay khi vào học lớp Vỡ ḷng hay Đồng Ấu gần trăm năm trước, học tṛ Việt-Nam nào cũng thấy tấm bản-đồ nước ta trên vách tường. Ranh giới “Đất” như vậy đă có từ lâu, c̣n ranh-giới “Nước” cho đến hôm nay vẫn chưa ai nh́n thấy! Mọi tài-liệu về địa-lư, chính-trị, giáo-dục trong nước Việt-nam đều đă xác quyết vùng hải-phận Việt-nam rộng lớn gần l triệu km2 tức gấp 3 lần diện tích đất liền.” Nhà Nước đă và đang cố-gắng vẽ địa-đồ chữ “S nhỏ 329,560km2”cho thêm chính-xác. Bản-đồ chữ “S lớn 1,329,560 km2” và bản-đồ hải-phận Việt-Nam 1,000,000 km2 cũng phải cho nhân-dân biết mà cùng nhau bảo-toàn Đất Nước Việt-Nam Truy lùng sách vở tài-liệu, người ta đă t́m thấy một số bản-đồ được vẽ một cách phỏng chừng bởi người nước ngoài. Cá-nhân chúng tôi cũng từng vẽ một số sơ-đồ với các đường ranh giới hải-phận kinh-tế theo những giả-thuyết trong sách “Địa lư Biển Đông với Hoàng-Sa, Trường-Sa”.Để chấm dứt bài viết, chúng tôi mạo muội tŕnh-bày một số bản-dồ hải-phận kiểu “giả-thuyết” như vậy và mong mỏi sớm thấy một bản-đồ chính-thức cho quốc-gia.
Bản-đồ Hải-phận kinh-tế EEZ trong giả-thuyết: H́nh trái: Việt-Nam sở-hữu cả hai quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa, và không có sự tranh chấp hải-phận với các quốc-gia lân-bang. H́nh phải: Việt-Nam sở-hữu tối-đa tới 350 Hải-lư chiều rộng v́ sự nối dài của đáy biển và khi các đảo Hoàng-Sa/ Trường-Sa không đủ tiêu-chuẩn tính-toán EEZ theo Luật Biển LHQ.
H́nh trái: Một đề-nghị phân-chia Hải-phận Biển Đông theo Tiến-sĩ Mark J. Valencia của East-West Center, Hawaii H́nh phải: Họa-đồ Hải-phận Biển Đông theo “Vietnam Petroleum Block Claim”. Họa-đồ Hải-phận Biển Đông theo bài víết « Appétits rivaux en mer de Chine par Philippe Rekacewicz, Janvier 1997 » H́nh trên: Tổng-quát Hải-phận Biển Đông. H́nh dưới:Chi-tiết Hải-phậntrong khu-vực Trường-Sa. http://www.monde-diplomatique.fr/cartes/spratlymdv1997 Vũ-Hữu-San [1] http://www.cpamedia.com/politics/china_soulth_sea_claims/ What grounds are there for making such claims? Where are the proofs, the "incontrovertible historical evidence" on which China now bases its claims for hegemony in the South China Sea? Text copyright © Andrew Forbes / CPA 2001. This article was originally published in the Asian Wall Street Journal.
[2] Trong Footnote 6, các tác-giả ghi rằng: The question
of the exact purpose of the "U"-shape is unknown. The person who helped draw
the line is reported to still be living in Nanjing, China. If the person is
found, the question of why the line was drawn in such a way may be answered.
See also Fu, A Study of the Legal Status of the ROC's Historical Waters.
[3] http://www.vnn.vn/chinhtri/2004/02/47501/
Phụ-bản -----------------
The French Annexation, and British Abandonment of Spratlies. Abandonment of Territorial Claims: The cases of Bouvet and Spratly Islands
The United Kingdom has been a party to many territorial dispute including spratley islands sovereignty. After the French announced the annexation of spratley Islands to Baria Province (Vietnam), they faced immediately the protest of the British Government. On 23 April 1930 the Foreign Office received the following telegram from the British Consul-General in Saigon, French Indo-China: "French announce annexation of Spratly or Storm Island which appears to be the identical island annexed by Great Britain in 1877. Local authorities state that they acted on orders from the French Foreign Office. Attention of local authorities has been drawn to apparent mistake verbally. Please send instructions as to further steps, if any, at Saigon." After 10 years long negotiation, with discussing and exchange of complex legal papers, French didn't get any change in the British decision about their Spatlys sovereignty. (e) Post-war Developments. The Second World War delayed any further detailed discussions of sovereignty over Spratly and neighbouring islands. The British claim had not abandoned. Then on 14 October 1917 a document, prepared by the Foreign Office in agreement with the Commonwealth Relation Office and the Colonial Office, was circulated to members of the Cabinet (Far Eastern (Official)) Committee to serve as a brief for the UK delegation to the Peace Conference with Japan, and was later approved as such. It read as follows:... On July 1933, the French Government notified HM Government of the assumption of French sovereignty over Spratley Island and certain other islands in the South China Sea, including Amboyna Cay. HMG did not accord recognition to this claim. In 1937 and 1938 the Japanese occupied certain islands in the group, and on 31 March, 1939, the Japanese Foreign Office issued a notice stating that the Spratley islands had long been ownerless, that Japanese nationals had established themselves there since 1917 and that the Japanese Government had decided to place them under the jurisdiction of the Governor General of Formosa. HMC informed the Japanese Government that they were unable to admit that the Japanese claim had any foundation in law. It is desirable to ensure that there should be a Provision in the Peace Treaty whereby Japan renounces any claims or rights to the islands of Spratley and Amboyna Cay. It would probably not be necessary to refer to those Islands by name: but care should be taken to ensure that they are covered by the wording of whatever clause or clauses provide for the renunciation by Japan of rights and claims to territory outside 'the four islands and adjacent islands'. HMG have a claim to Spratley which has never been formally abandoned, but they are not prepared to contest the French claim to sovereignty which is considered to be good in law. If, therefore, any question arises of referring explicitly to Spratley and Amboyna Cay in the Peace Treaty it should, if possible, be left to France to take the initiative of putting forward detailed proposals." In 1950, Australia informally asked whether the UK might be prepared to seek trusteeship for Spratly and neighbouring islands. In the course of its reply, dated 24 October 1950, the Foreign Office stated : "In our view the dominant consideration in the disposal of these Islands is their strategic Importance. From that point of view we should not object to the ownership of the Islands by France, but we should not wish their ownership to go to Japan, the Philippines, Nationalist China or, particularly, the Central People's Government of China. The letter ended: We do not, therefore, see any benefit in pursuing this matter at present, and propose to let it rest for the time being. In another instance the Commissioner General for the UK in South East Asia advised the Foreign Office on 5 June 1956 that the Naval Commander-in-Chief, Far East Station, who had been requested by the Shell Company of Borneo to transport a geologist to Spratly Island, had asked whether the ship's commander should take this opportunity to run up a flag and take formal occupation. The Commissioner General asked for Foreign Office guidance in view of his information about earlier events relating to the British claim. In reply, the Foreign Office, in a telegram dated 12 June 1956, pointed out that there was now a territorial dispute involving the two Chinas, the Philippines and possibly Vietnam over the Nansha islands, the British vessel should stay well clear of Spratly islands. The message went on: Our claim to Spratley Island has never been abandoned but has also never been pressed, as it is considered too week, in view of the lack of effective exercise of sovereignty, ever to be likely to win acceptance before the International Court. This remains the position. (Abandonment of Territorial Claims: The cases of Bouvet and Spratly Islands, by Geoffrey Marston, in The British Yearbook of International Law 1986, LVII, p. 337-356). |