| |
Đã đến lúc Việt-Nam phải
lên tiếng công khai và mạnh mẽ
*****
Hành động phi pháp không
có gì bào chữa được
Tại buổi Hội thảo về An ninh Biển
Đông hôm 21/6/2011,
GS Tô Hạo Phó giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Quốc tế trường Đại học Ngoại giao
Bắc Kinh là học giả duy nhất của Trung Quốc
tại cuộc hội thảo nói rằng, trong quá khứ
tàu Trung Quốc đã từng cắt cáp thăm dò của
tàu Việt Nam, nhưng vụ Bình Minh 02 Việt Nam
phản ứng rất dữ dội hơn hẳn với truyền thống
hành xử của mình và Trung Quốc hết sức ngạc
nhiên trước phản ứng này.
Được yêu cầu nhận định về vấn đề vừa nêu,
ông Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam ở Úc và
Thái Lan phát biểu từ Hà Nội:
- “Đây là sự cố công xuyên tạc của ông Tô
Hạo, việc lần trước làm lần sau làm cùng một
hành động, thì nó đều là hành động phi pháp
trái luật pháp quốc tế mà tự ông Tô Hạo cũng
thấy đó là những hành động hung hãn. Thế còn
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng rồi mà Trung
Quốc vẫn cứ làm như vậy là thể hiện thái độ
kiên trì theo đuổi chủ trương đã định sẵn
của Trung Quốc không có gì bào chữa được hết.”
Tàu thăm
dò Việt Nam lại bị Trung Quốc cắt cáp
Thứ Năm, 09/06/2011 - 16:36
Tàu Trung Cộng lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam
Sự việc
xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong
vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương
Nga cho biết.
Tàu thăm dò
Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê trong đang thu nổ
địa chấn thì đã bị một tàu cá
Trung Quốc chạy cắt
ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu (barovane tow rope)
và gây rối 04 đường cáp thu phía bên trái tàu.
Tàu Trung Cộng vi phạm lãnh hải Việt Nam, đang cắt cáp tàu Viking II
sáng 9/6
Tàu ngư chính 311 là một trong những tàu tuần ngư lớn nhất của Trung
Quốc. Ảnh: China Daily
Tàu cá Trung Quốc
nói trên mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc
số hiệu 311 và 303. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá
Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II.
Bộ phận cắt cáp chuyên
dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không
thể hoạt động bình thường.
Sau đó hai tàu ngư
chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.
Hiện tàu Viking II
phối hợp với các tàu bảo vệ khẩn trương gỡ và thu lại phần cáp bị rối nói trên,
đồng thời kiểm tra, xác định thiệt hại của sự cố này và sẽ cố gắng khắc phục kỹ
thuật để sớm đưa hoạt động của tàu Viking II trở lại bình thường trong thời gian
sớm nhất.
"Khu vực tàu Viking II
đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn
toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm
1982", bà Phương Nga khẳng định.
Tàu hải
giám Trung Quốc vi phạm vùng biển VN
27/05/2011 | 13:58:00
http://www.vietnamplus.vn/Home/Tau-hai-giam-Trung-Quoc-vi-pham-vung-bien-VN/20115/91358.vnplus
Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam. (Nguồn:
TTXVN)
Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám
đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng
26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của
Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.
Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí
năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN,
đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125,
126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào
năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa
qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã
phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau
đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải
giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.
Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy
có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị
để tránh thiệt hại.
Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực
thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám
Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh
(Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của
tàu Bình Minh 02. (Nguồn: TTXVN)
Dây cáp
thăm dò của tàu Bình Minh 02 bị cắt đứt.
Tàu hải
giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh hải của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Tàu địa
chấn Bình Minh 02
Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh
hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp
tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền
của Trung Quốc.
Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám
Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị
ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời
khỏi khu vực khảo sát.
Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và
thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.
Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình
Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã
trở lại hoạt động.
Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất
sâu trong vùng biển của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo
sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn
đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở
hoạt động của PVN.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu
phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ
trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.
PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến
hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02
được hiệu quả, an toàn.
Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến
hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phụ-Chú bản-đồ dầu-khí hiện thời
|