Chiến-Lược
Biển Đông
|
|
Hiệu ứng Coriolis và Bán Nguyệt An-toàn
Hiệu ứng Coriolis Theo Nguyên Long trong bài Bão và Người (Vietsciences- 26/10/2005) Hiệu ứng Coriolis là một lực quán tính (nôm na là lực trớn),
mô tả bởi nhà toán học Tây thế kỷ 19 tên là Gustave - Gaspard Coriolis năm 1835.
Coriolis bày tỏ rằng, nếu luật chuyển động của Newton tác động lên một động tử (vật
tử đang di chuyển) trong mặt chứa xoay tròn (như trái đất chẳng hạn), một lực
quán tính - phát sinh và tác động về phía bên phải của động tử nếu mặt chứa xoay
nguợc chiều kim đồng hồ hay về phía bên trái của động tử ấy nếu mặt chứa thuận
chiều kim đồng hồ - phải đuợc bao gồm trong những đẳng thức về động tử . Thưa các bạn. Bây giờ chắc các bạn hiểu tại sao bão, gió lốc ở bắc bán cầu luôn xoáy ngược chiều kim đồng hồ và ở nam bán cầu luôn xoáy theo chiều kim đồng hồ rồi chứ. Chính là hiệu ứng Coriolis đấy. Xem dự báo thời tiết thấy người ta dùng hình vi tính minh họa cơn bão giống như cái chong chóng xoay ngược chiều kim đồng hồ vì Mỹ ở Bắc Bán cầu. Không chỉ bão, ngay cả khi bạn xả nước bồn tắm hay xả nước bồn rửa chén, nước cũng xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Các bạn vào bồn tắm làm thử xem. Sau đó gọi điện thoại cho người quen ở bên Úc, bảo họ xả nước bồn tắm xem có phải bên Úc, nước bồn tắm xoáy theo chiều kim đồng hồ hay không. Hiệu ứng Coriolis cả đấy!
An Toàn - Bão Biển Đông Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cũng như các vùng biển san-hô Biển Đông khác, bao gồm các đảo nhỏ bé trơ trụi, không phải là chỗ tránh bão lý-tưởng. Gió mạnh gây đứt neo, con tàu sẽ bị tông vào san-hô trong khoảnh-khắc và chìm. Mỗi khi các đài khí-tượng thông-báo có bão (typhoon) tới, các tàu thuyền thường vội vã di-tản khỏi vùng ngay. Trường-hợp không kịp, phải cố chạy về phía Nam, làm sao nằm được trong "bán-nguyệt an-toàn" (BNAT) của bão. Trong thế-chiến II, Hạm-đội Hoa-Kỳ một lần đã bị thiệt-hại nặng vì bão như vậy ở ngoài biển Phi-luật-Tân chỉ vì phải tiếp-tục hành-quân, không kịp lẩn trốn.
Tại vùng bán-nguyệt an-toàn, sức gió nhẹ hơn phía bán-nguyệt kia khá nhiều. Thí dụ (cho dễ hiểu với cơn bão di-chuyển 15 gút, gió xoáy là 40gút) Tại Bán nguyệt Nguy-hiểm, sức gió =40+15 tức 55 gút. Trong khi đó sức gió tại vùng Bán-nguyệt An-toàn =40 – 15 tức 25 gút mà thôi!
Đường đi của bão đã được ghi-nhận hàng trăm năm, do kinh-nghiệm người ta đã hiểu cách tránh bão ra sao và thông-báo cho tàu thuyền biết, kịp thời lẩn tránh. Hai lần Trung-Cộng hành-quân lớn, chiếm trọn Hoàng-Sa (19 tháng 1 năm 1974) và nuốt gọn 7 đảo Trường-Sa (14 tháng 3 năm 1988), chúng đều khởi-sự ồ-ạt chuyển quân xuống Biển Đông trong mùa biển ít bão tố. Qua các tài-liệu lịch-sử, người ta đọc được nhiều lần thiên-tai khủng-khiếp gây thiệt hại sinh-mạng và tài-sản cho nước ta. Vì người dân đói khổ nên quốc-gia loạn lạc. Tai-nạn ngoài Biển Đông mang đến chết chóc, mất tích, tản-lạc cho ngư-phủ như: * Vào đầu thế-kỷ 18, bão thổi thuyền bè của đội Hoàng-Sa ra biển sang Hải-Nam. Hai nhân-viên được người Tàu cứu và được trả về sau đó. * Vào thời Nam-Bắc phân-tranh, khi hai hạm-đội chuẩn-bị tác-chiến thì bão thổi tới. Chiến-thuyền đôi bên rời nhau để chạy trốn nhưng không kịp. Một số bị chìm, một số bị thổi ra biển. Có chiếc trôi ra Hoàng-Sa, có chiếc giạt tới Hải-Nam.
Ðường đi tiêu-chuẩn của các trân bão trong những tháng 7, 8, 9, 10 Mùa mưa bão ở các tỉnh miền Bắc thường đến sớm hơn các tỉnh miền Trung khoảng 1 đến 2 tháng.
Thiên-tai về bão-tố đẩy thuyền ra Hoàng-Sa cũng là một yếu-tố để chứng-minh dân địa-phương như người Việt chúng ta đã đến Hoàng-Sa Trường-Sa, do vô-tình hay cố-ý từ nhiều ngàn năm xưa. Người Việt cũng như các người Đông-Nam-Á khác đã khám-phá các đảo ngoài Biển Đông ngay từ khi phát-minh ghe thuyền, không chờ đợi đến khi người Trung-Hoa hàng ngàn vạn dặm xa-xăm đến đây để ghi công hão! |